Hiện nay bán chui cổ phiếu đang xuất hiện với tần suất cao gây thiệt hại đến nền kinh tế. Người thực hiện hành vi này với mục đích chuộc lợi bất chính, phải chịu những hình phạt thích đáng. Vậy như thế nào là bán chui cổ phiếu? Phải chịu mức phát như thế nào nếu thực hiện hành vi này. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây cùng theo dõi nhé!
1. Bán chui cổ phiếu là gì?
Pháp Luật Việt Nam hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về hành vi bán chui cổ phiếu là gì. Đây là cụm từ quen thuộc được dùng phổ biến trên thị trường. Để chỉ những cổ đông sáng lập và người có liên quan mua bán/bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch theo quy định. Hay những đối tượng phải công bố thông tin chuyển nhượng cổ phiếu nhưng lại cố tình che giấu.
Vậy để không bị liệt vào trường hợp bán chui cổ phiếu, những nhà đầu tư nào phải công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu. Pháp luật quy định người thuộc đối tượng phải công bố bao gồm:
- Người nội bộ của công ty đại chúng, quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Và những người có liên quan đến người nội bộ. Quy định tại Khoản 45 Điều 4 Luật Chứng khoán.
- Nhóm người, cổ đông nắm từ 5% trở lên số cổ phiếu quyền biểu quyết tại công ty đại chúng. Nhà đầu tư hoặc nhóm người có liên quan nắm từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
- Cổ đông sáng lập của công ty đại chúng hay công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đang trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng.
- Nhóm đầu tư nước ngoài có liên quan nắm từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Tại một trong các tổ chức phát hành hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
- Cổ đông, nhóm người có liên quan mua vào để nắm từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Của công ty đại chúng hay. Hay người liên quan mua vào để nắm giữ từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
- Tổ chức, cá nhân chào mua công khai cổ phiếu công ty đại chúng. Chứng chỉ quỹ đóng của quỹ đầu tư, công ty và công ty quản lý quỹ đầu tư mục tiêu.
- Người nội bộ: Theo Khoản 45 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019. Người nội bộ là người nắm giữ vị trí quan trọng trong bộ máy quản trị, điều hành. Tại các doanh nghiệp, quỹ đại chúng hay công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ; thư ký công ty, người phụ trách quản trị công ty, người được ủy quyền công bố thông tin.
- Người nội bộ của công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đại chúng. Là thành viên của Ban đại diện, HĐQT. Hoặc người điều hành, người nội bộ của công ty.
- Người có liên quan: Theo Khoản 46 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019. Người có liên quan là các nhân hay tổ chức có quan hệ với nhau. Như doanh nghiệp và nội bộ của doanh nghiệp. Người nắm giữ hơn 10% số cổ phiếu có biểu quyết hoặc vốn doanh nghiệp. Cá nhân và bố, mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, anh, chị, em,…Và những người có liên quan khác được pháp luật quy định.

Xem thêm:
2. Nghĩa vụ công bố thông tin khi mua bán cổ phiếu
Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC có quy định về công bố thông tin khi mua bán cổ phiếu. Người nội bộ và người có liên quan theo quy định phải công bố thông tin trước, sau giao dịch. Báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Sở giao dịch chứng khoán.
Khi giá trị giao dịch trong ngày dự kiến từ 50 triệu đồng trở lên. Hoặc giá trị giao dịch theo từng tháng từ 200 triệu trở lên. Được tính theo mệnh giá cổ phiếu, giá phát hành gần nhất hoặc giá trị chuyển nhượng. Bao gồm cả những trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở giao dịch.
Quy định cụ thể:
- Tối thiểu 30 ngày làm việc trước ngày dự kiến tiến hành giao dịch. Phải công bố thông tin về giao dịch dự kiến theo mẫu được quy định.
- Thời gian thực hiện giao dịch không được hơn 30 ngày. Tính từ ngày đăng ký thực hiện giao dịch. Phải thực hiện theo thời gian, giá trị và khối lượng mà
- Sở giao dịch đã công bố. Chỉ thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày giao dịch liền sau ngày công bố thông tin của Sở.
- Trong thời gian 5 ngày làm việc, tính từ ngày kết thúc giao dịch. Hoặc kết thúc thời hạn giao dịch dự kiến. Phải công bố thông tin kết quả giao dịch. Đồng thời phải trình bày lý do không tiến hành giao dịch, không thực hiện khối lượng như đăng ký. Thực hiện khai báo thông tin theo mẫu được quy định.

3. Bán chui cổ phiếu bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Chứng khoán và Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định. Những cổ đông công ty đại chúng trước khi chào bán chứng khoán phải đăng ký, trừ trường hợp:
- Chào bán cổ phiếu ra thị trường để chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ phần. Từ doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH một thành viên 100% vốn điều lệ của Nhà nước.
- Cổ phiếu bán ra theo quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp lý. Theo quyết định của Trọng tài hoặc trường hợp phá sản không có khả năng thanh toán…
Như vậy, các trường hợp phải khai báo thông tin giao dịch nhưng không công bố. Hay đăng ký giao dịch với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Sẽ bị xem là hành vi bán chui cổ phiếu và xử lý theo quy định của pháp luật.
Khoản 5 Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định. Phạt tiền theo giá trị cổ phiếu giao dịch thực tế tính theo mệnh giá như sau:
Giá trị giao dịch |
Mức phạt tiền |
Từ 50 – dưới 200 triệu đồng | 5 – 10 triệu đồng |
Từ 200 – dưới 400 triệu đồng | 10 – 20 triệu đồng |
Từ 400 – dưới 600 triệu đồng | 20 – 40 triệu đồng |
Từ 600 triệu đồng – dưới 1 tỷ đồng | 40 – 60 triệu đồng |
Từ 1 – dưới 3 tỷ đồng | 60 – 100 triệu đồng |
Từ 3 – dưới 5 tỷ đồng | 100 – 150 triệu đồng |
Từ 5 – dưới 10 tỷ đồng | 150 – 250 triệu đồng |
Từ 10 tỷ đồng trở lên | 3 – 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế |
Theo đó nếu hành vi vi phạm bán chui cổ phiếu vượt quá mức phạt tối đa, mức tiền phạt là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân.

“Bán chui cổ phiếu” là một hành vi trái pháp luật và phải chịu xử phạt rất nặng. Thực hiện hành vi bán chui khiến các nhà đầu tư nhỏ chịu rủi ro rất lớn, thậm chí phá sản. Vì vậy cần phải hết sức thận trọng khi quyết định xuống tiền đầu tư. Hy vọng bạn đã có cho mình kiến thức về bán chui cổ phiếu là gì và những thông tin liên quan. Đọc những bài viết khác trên để biết thêm về đầu tư chứng khoán nhé! Chúc bạn đầu tư thành công.
>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây

Tôi là Đặng Trọng Khang, người sáng lập & chia sẻ Phương Pháp Đầu Tư Chứng Khoán Theo LUẬT NHÂN QUẢ (Causality Investing). Một hệ thống mang tính ứng dụng rất cao và dễ dàng áp dụng, giúp mọi Nhà Đầu Tư đạt được thành công trong thị trường.