Trong đầu tư chứng khoán, có nhiều định nghĩa và thuật ngữ nhà đầu tư phải hiểu rõ. Để tránh tình trạng bị bẫy và đưa ra quyết định sai lầm. Bull Trap là một trong số đó. Vậy Bull Trap là gì? Làm gì để tránh bẫy Bull Trap? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau
1. Bull Trap là gì?
Bull Trap là thuật ngữ ý chỉ thị trường có xu hướng giá lên. Nhưng chỉ là những tín hiệu giả, đánh lừa nhà đầu tư rằng cổ phiếu đang có đà tăng.
Cụ thể là nó đưa ra một tín hiệu giao dịch cổ phiếu đó đã kết thúc xu hướng giảm và đang đi lên. Điều này làm cho nhà đầu tư nuôi hy vọng vào sự tăng trưởng trở lại. Có thể họ sẽ tiếp tục mua vào để “bắt đáy” và lời to. Nhưng thực ra đó chỉ là Bull Trap, làm nếu nhà đầu tư không có kinh nghiệm sẽ bị dính ngay và rơi vào thua lỗ.
Nói một cách dễ hiểu, Bull Trap là Bẫy tăng giá. Nó tạo tín hiệu giả thị trường phục hồi để thu hút nhà đầu tư mua vào ồ ạt. Sau đó tiếp tục quay đầu giảm giá, làm cho nhà đầu tư thua lỗ.
Bull Trap là bẫy rủi ro mà nhà đầu tư khó tránh khỏi khi tham gia đầu tư chứng khoán. Vậy nên nhà đầu tư hãy lưu ý trước khi đưa ra các quyết định quan trọng nhé.
2. Nguyên nhân dẫn đến Bull Trap
Có nhiều nguyên nhân gây là Bull Trap nhưng có thể tóm gọn lại được 3 nguyên nhân chính sau:
Bị những nhà đầu tư lớn thao túng: Những nhà đầu tư lớn, lâu năm còn gọi là “cá mập”, họ có tiềm lực để làm điều này. Họ liên tục mua một mã cổ phiếu, thao túng giá cổ phiếu để tạo cơn sốt tăng giá ảo. Lúc này, những nhà đầu tư “cá con” non nớt thấy giá tăng nên mua vào. Khi “cá mập” đã thấy và nhận được con số ưng ý, họ sẽ bán ra để thu lời. Cuối cùng người chịu lỗ và mất vốn chỉ có nhà đầu tư “cá con” mà thôi.
Những sự kiện bất ngờ: Thường về những vấn đề chính trị không thể đoán trước được. Lúc này, nhà đầu tư sẽ ồ ạt mua cổ phiếu khiến giá tăng tạm thời. Thường thì đây chỉ mang tính thời điểm, nên sau khi vấn đề hạ nhiệt, mọi thứ lại đâu vào đấy. Nhà đầu tư mới cần cẩn thận và theo dõi thật kỹ các biến động của thị trường nhé.
Hiệu ứng tăng giá: Tại thời điểm mà nhiều người cùng tiến hành đặt lệnh mua sẽ gây ra hiện tượng này. Đây cũng chỉ là tín hiệu tạm thời, giá sẽ giảm mạnh khi công đoạn mua này dừng lại.
3. Đặc điểm của Bull Trap
Các Bull Trap thường có chung dấu hiệu kỹ thuật là xuất hiện xung quanh đường hỗ trợ và kháng cự (Pivot). Khi biểu đồ thống kê có hình giống chữ M, báo hiệu xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
Giai đoạn 1: Khi giá tăng và đạt ngưỡng kháng cự, sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Hoặc là tiếp tục giảm nếu không có đòn bẩy tăng giá. Hoăc sẽ phá kháng cự rồi đi lên 1 chút sau đó giảm dần.
Giai đoạn 2: Có hiện tượng break out (cổ phiếu đột phá) và các nhà đầu tư sẽ nhảy vào mua ồ ạt.
Giai đoạn 3: Lệnh chứng khoán LO (lệnh giới hạn) được tung ra để lấp đầy, từ đấy làm giảm đà tăng. Vì thế giá cổ phiếu sẽ ngừng tăng cao.
Giai đoạn 4: Giai đoạn tiếp tục giằng co nên khi giá xuống. Một số nhà đầu tư sẽ hoảng loạn và đóng vị thế mua của mình.
Giai đoạn 5: Giá cổ phiếu tiếp tục đi xuống đến giới hạn cắt lỗ. Điều này khiến các nhà đầu tư buộc phải bán cổ phiếu ra với mức thấp hơn. Đây là lúc Bull trap xuất hiện. Và bên bán vẫn chiếm ưu thế hơn khi làm chủ tình hình.
4. Dấu hiệu xác định Bull Trap
Kích thước nến: Ta nên để kích thước nến, giá cổ phiếu trong Bull trap sẽ tạo nến có kích thước lớn hơn nến trước đó. Điều này không đúng 100% tuy nhiên đây một cảnh báo quan trọng để cân nhắc.
Chuyển động sang ngang: Khi giá cổ phiếu có chuyển động sang ngang trong chiều hướng tăng thì khả năng đây là dấu hiệu của Bull trap. Xu hướng đó sẽ sớm kết thúc và giá quay lại mức đúng của nó. Do đó, nếu giá cao hơn đường nằm trên của xu hướng sang ngang thì cần cẩn trọng ra quyết định..
Giá breakout: Giá breakout là hiện tượng giá tăng cao và vượt khỏi vùng kháng cự, tạo nên hiện tượng tăng giá giả.
Mô hình hai đỉnh: Khi nhìn biểu đồ thống kê, nếu thấy mô hình hai đỉnh giống chữ M thì đó là cảnh báo cho xu hướng đảo chiều tăng giảm.
5. Cách tránh bẫy Bull Trap
Hầu hết các nhà đầu tư đều từng và sẽ gặp Bull Trap ít nhất một lần. Vậy làm sao để tránh bẫy Bull Trap trong chứng khoán. Sau đây là một số biện pháp phòng tránh hiệu quả:
5.1 Trang bị những kiến thức tốt về phân tích kỹ thuật
Bull Trap chỉ là 1 dạng bẫy trong đầu tư chứng khoán, cổ phiếu… Để tránh các bẫy giá tăng và nhiều bẫy chứng khoán khác; bạn cần trang bị cho mình kiến thức phân tích kỹ thuật tốt. Phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp tốt nhất để NĐT có thể giảm thiểu được rủi ro.
5.2 Kiên định và dũng cảm
Ngay cả những người lâu năm cũng có thể dính bẫy Bull Trap. Nến việc bạn cần làm là học cách “lì đòn”, không bị cám dỗ bởi những thứ không chắc chắn. Ngoài việc nắm bắt tâm lý thị trường, ta rất cần có chính kiến, làm chủ lối chơi. Đồng thời có độ gan lì khi giá quay đầu giảm. Cứ bình tĩnh và dựa vào kinh nghiệm, kiến thức của mình để đưa ra quyết định.
5.3 Học hỏi từ những nhà đầu tư có kinh nghiệm
Chắc chắn rồi, để có nền tảng kiến thức vững chắc thì bạn cũng cần không ngừng học hỏi. Những nhà đầu tư lâu năm thường đúc kết được những mẹo vặt hữu ích. Vì vậy học hỏi từ các tiền bối sẽ giúp bạn rút ngắn được con đường và hạn chế thua lỗ. Đây không những là cách để tránh Bull Trap cũng là cách để hạn chế rủi ro cho chính bạn.
5.4 Đặt điểm cắt lỗ cụ thể
- Đặt điểm cắt lỗ chặt chẽ ngay trong lúc vào lệnh mua một cách cụ thể và rõ ràng. Không nên để một vụ giao dịch lỗ quá 10%/ 1 vụ.
- Hãy bình tĩnh, chờ tín hiệu xác nhận từ khối lượng thanh toán giao dịch lớn mới vào. Không nên “tất tay” vì như thế độ rủi ro rất cao.
- Phân tích kỹ mô hình breakout ở vùng kháng cự và mô hình nến phải mạnh.
- Chờ thanh nến tiếp theo xuất hiện sau thời điểm phá vùng kháng cự để đảm bảo không xảy ra Bull Trap.
- Nghiên cứu về khối lượng giao dịch hoặc chỉ báo OBV (chỉ báo khối lượng cân bằng).
- Tránh đặt tỷ lệ đòn bẩy quá cao dễ dẫn đến rủi ro cháy tài khoản.
Xem thêm: Học đầu tư chứng khoán cơ bản
6. Cách xử lý khi gặp Bull Trap
Có nhiều cách xử lý khi gặp phải. Điều quan trọng là bạn cần bình tĩnh, phán đoán thông tin thị trường để ra quyết định.
- Cắt lỗ: Chắc chắn rồi, điều đầu tiên là cắt lỗ ngay và luôn. Cắt lỗ là cách ngăn ngừa thua lỗ trong các đợt break out. Đặt lệnh cắt lỗ ngay khi mở vị thế mua là thói quen kỷ luật. Nó giúp bạn không sa lầy ngay cả khi thị trường ở mức lạc quan cao nhất.
- Mua lại điểm pullback (giá thoái lui): Đây là thời điểm giá tạm thời đảo chiều so với xu hướng chính. Khi thấy có dấu hiệu Bull Trap, bạn có thể đặt lệnh mua khi giá vượt qua vùng kháng cự (thay vì mua gần vùng kháng cự). Đây là giai đoạn nghỉ của xu hướng. Vì vậy nó giúp bạn xem xét xu hướng tăng giá là thật theo thị trường. Hay là bẫy tạo ra từ các nhà đầu tư ôm hàng, vốn lớn.
Trên thị trường không hiếm các trường hợp doanh nghiệp làm giá cổ phiếu nhằm mục đích kiếm lợi bất chính. Vì vậy trước khi quyết định đầu tư chúng ta nên cân nhắc tìm hiểu các doanh nghiệp. Nên đầu tư các công ty lớn, ban lãnh đạo uy tín có tâm có tầm. Đồng thời có tình hình tài chính lành mạnh và hoạt động kinh doanh công khai minh bạch. Điều quan trọng nhất vẫn là chính bạn, kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn dù gặp phải Bull trap hay bất cứ điều gì. Chúc bạn luôn quyết định đúng nhé.
>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây

Tôi là Đặng Trọng Khang, người sáng lập & chia sẻ Phương Pháp Đầu Tư Chứng Khoán Theo LUẬT NHÂN QUẢ (Causality Investing). Một hệ thống mang tính ứng dụng rất cao và dễ dàng áp dụng, giúp mọi Nhà Đầu Tư đạt được thành công trong thị trường.