Các chỉ báo chứng khoán – 10 chỉ báo kỹ thuật hiệu quả nhất định phải biết

cac_chi_bao_chung_khoan

Các Chỉ báo chứng khoán là một trong những kiến thức quan trọng nhất định phải biết khi tham gia đầu tư chứng khoán. Để tìm hiểu chi tiết hãy đọc hết bài viết dưới đây nhé!

1. Chỉ báo kỹ thuật chứng khoán là gì?

Chỉ báo kỹ thuật hay còn gọi là Indicator, là công cụ sẽ dựa trên khối lượng giao dịch, lãi suất, lịch sử giá hoặc các thông tin khác hiển thị trên biểu đồ. Những chỉ báo này được dùng để xác định xu hướng thị trường hoặc những dự đoán về thay đổi giá trong tương lai. Từ đó, giúp cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chính xác.

Chỉ báo kỹ thuật được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như chèn trực tiếp trên bản đồ hay được tách riêng phía dưới biểu đồ kỹ thuật.

cac_chi_bao_chung_khoan (2)
Chỉ báo kỹ thuật chứng khoán là gì

2. Vì sao nên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán?

Dựa trên những thông số như lịch sử giá, khối lượng giao dịch như nêu trên, chỉ báo kỹ thuật sẽ tính toán và đưa ra các dự báo phù hợp cho các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư sử dụng các chỉ báo kỹ thuật theo phương pháp kỹ thuật để hiểu rõ cung cầu của cổ phiếu và tâm lý thị trường. Qua đó, họ sẽ đưa ra quyết định giao dịch phù hợp và đúng đắn hơn. Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng kết hợp nhiều chỉ báo trong khi phân tích một mã cổ phiếu.

cac_chi_bao_chung_khoan (2)
Vì sao nên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán?

3. Lưu ý khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật chứng khoán

Khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật chứng khoán nhà đầu tư cần lưu ý như sau:

  • Khi sử dụng công cụ hỗ trợ thì việc xác định xu hướng của cổ phiếu cực kỳ quan trọng. Nếu nhà đầu tư giao dịch mà quá phụ thuộc vào công cụ chỉ dựa vào các chỉ báo tín hiệu sell/buy có sẵn mà không thèm để ý đến những yếu tố ảnh hưởng khác. Từ đó, nhà đầu tư sẽ dễ đưa ra các quyết định sai lầm khiến họ thua lỗ.
  • Có một điều lưu ý cho các nhà đầu tư đó là xung đột tín hiệu. Với mỗi chỉ báo sẽ tương ứng với công thức tính khác nhau, vì vậy mà các tín hiệu đưa ra cũng khác nhau. Từ đó, các chỉ báo sẽ đưa ra những tín hiệu xung đột với nhau. Do đó, khi sử dụng các chỉ báo tương đồng thì nên chú ý thời gian và phương pháp giao dịch để có thể tận dụng các chỉ báo một cách hiệu quả.
  • Hiện nay xuất hiện rất nhiều chỉ báo, vì vậy nhà đầu tư cần phải chọn lọc và lựa chọn ra loại chỉ báo phù hợp với cá nhân. Sau đó, nhà đầu tư cần phải nắm rõ bản chất cũng như công thức cấu tạo nên Indicator đó trước khi sử dụng. Điều này giúp cho các nhà đầu tư sử dụng chỉ báo hiệu quả mà còn đưa ra quyết định đúng đắn hơn và giảm thiểu rủi ro.
cac_chi_bao_chung_khoan (4)
Lưu ý khi sử dụng chỉ báo kỹ thuật chứng khoán

4. Phân loại chỉ báo kỹ thuật

4.1 Leading Indicator (Chỉ báo nhanh)

Leading Indicator hay còn gọi là chỉ báo nhanh, chỉ báo này cho biết tín hiệu trước khi giá thay đổi. Tức là chỉ báo này có thể dự đoán xu hướng hành động của giá trong tương lai dựa theo lịch sử giá quá khứ.

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng các Leading Indicator sau: Stochastics, Parabolic SARRSI.

Khi thị trường có xu hướng cũng là lúc sử dụng Leading Indicator hiệu quả nhất. Phương pháp để đạt hiệu quả tối đa đó là thuận theo chiều của xu hướng chỉ báo đưa ra. Chẳng hạn như, khi thị trường đang có xu hướng tăng thì nên đặt lệnh buy thì sẽ mang lại hiệu quả và ngược lại thì nên đặt lệnh sell là một hành động đúng đắn.

cac_chi_bao_chung_khoan (5)
Leading Indicator (Chỉ báo nhanh)

Chỉ báo nhanh (chí báo động) thường cung cấp cho nhà đầu tư 2 tín hiệu sau:

  • Tín hiệu phân kỳ hội tụ giữa giá và chỉ báo
  • Tín hiệu quá mua và quá bán

4.2 Lagging Indicator (Chỉ báo chậm)

Lagging Indicator hay còn gọi là chỉ báo chậm, chỉ báo này cho biết sau khi giá thay đổi thì xu hướng mới hình thành. Tức là chí báo này cung cấp tín hiệu cho nhà đầu tư khi xu hướng bắt đầu xuất hiện.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp hay dùng một số các Lagging Indicator: MA, MACD, Momentum,…

Chỉ báo chậm (chỉ báo động lượng) thường cung cấp cho nhà đầu tư:

  • Xác định được vùng kháng cự và vùng hỗ trợ
  • Xác định giá đang tăng hay đang đi ngang
cac_chi_bao_chung_khoan (6)
Lagging Indicator (Chỉ báo chậm)

5. Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán nhà đầu tư cần nắm rõ

5.1 Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ là vùng mà tại đó mức giá được kỳ vọng sẽ kết thúc xu hướng giảm giá để bước vào chu kỳ tăng giá mới. Nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng khi nằm gần vùng hỗ trợ thì giá cổ phiếu đã đạt đáy rồi nên lực mua sẽ mạnh dần. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào hỗ trợ đó ngắn hay dài hạn thì sẽ có lực bắt đáy khác nhau. Nếu nhà đầu tư mua thành công ở mức giá vùng này thì cơ hội về tăng lợi nhuận rất cao.

Trái ngược với hỗ trợ, kháng cự là vùng mà tại đó mức giá của xu hướng đang tăng sẽ kết thúc và cổ phiếu đang bắt đầu bước vào thời kỳ giảm giá. Nếu giá ở gần vùng kháng cự thì chính là lực bán sẽ tăng cao qua từng phiên. Bởi vì lúc đó, người bán cho rằng giá cổ phiếu sẽ giảm khi gặp phải ngưỡng kháng cự.

cac_chi_bao_chung_khoan (7)
Hỗ trợ và kháng cự

Ý nghĩa của hỗ trợ và kháng cự

Đường hỗ trợ và kháng cự được sử dụng để xác định vùng giá trong chu kỳ dài hạn của cổ phiếu. Ngoài ra, cả 2 đường này cũng nhằm xác định điểm mua, bán phù hợp.

Cách sử dụng hỗ trợ và kháng cự

Nhà đầu tư có thể phân bổ 30%-50% vốn ở những vùng hỗ trợ ngắn hạn. Còn đối với những vùng dài hạn thì bạn có thể giải ngân 65%-80% tỷ trọng. Đối với kháng cự cũng làm tương tự, nhà đầu tư nên chốt lời 50% tỷ trọng ở những vùng kháng cự yếu và chốt 70-80% ở vùng kháng cự mạnh hoặc có thể lên tới 90%-100% để đảm bảo an toàn cho lợi nhuận trước đó.

5.2 Đường trung bình động đơn giản (SMA)

Đường SMA là gì?

  • Đường trung bình động đơn giản (SMA) là đường được tính bằng công thức trung bình cộng các mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch theo các khoảng thời gian như 10, 20, 50, 100 phiên,.. Tùy vào người dùng muốn ngắn hạn hay dài hạn để chọn những mốc trên một cách phù hợp.
  • Chỉ báo đường SMA ở khoảng thời gian càng dài như SMA 50, 100, 200 thì càng thể hiện rõ tính dài hạn của chỉ báo. Trái lại, khoảng thời gian càng ngắn thì càng thể hiện rõ tính ngắn hạn chẳng hạn như SMA 5, 10, 20,…
  • Ví dụ: Đường SMA 20 được tạo nên bởi trung bình cộng giá của nến trong 20 phiên gần nhất tạo thành các điểm và từ đó nối các điểm lại ta sẽ có đường SMA 20.
cac_chi_bao_chung_khoan (8)
Đường trung bình động đơn giản (SMA)

Ý nghĩa đường SMA

  • Nhà đầu tư sử dụng chỉ báo SMA tương tự như đường hỗ trợ và kháng cự. Nếu nền giá nằm dưới SMA thì SMA đóng vai trò như một đường kháng cự.
  • Ngược lại, nếu nến giá đi xa khỏi SMA thì nó đóng vai trò là một đường hỗ trợ. Trong khoảng thời gian càng lớn thì đường SMA càng vững chắc và cần nhiều lực cầu kèm theo ý chí tạo lập để đưa cổ phiếu đó lên trên đường SMA dài hạn như 100, 200.

Cách dùng đường SMA

  • Khi nến giá vượt ra khỏi các đường SMA ngắn hạn như 5, 10, 20 thì là lúc để mua vào. Cần lưu ý rằng để đảm bảo an toàn thì nhà đầu tư cần quan sát cẩn thận hơn. Bởi vì khi nến giá có thể sẽ kiểm định lại đường SMA 10, 20 để xác định xu hướng tăng. Hiển nhiên là lợi nhuận sẽ không nhiều hơn giai đoạn mua vào ở vùng SMA 5.
  • Trái lại, nếu cổ phiếu giảm giá và nến giá đi xuống khỏi SMA 100, 200 thì đó là tính hiệu xấu. Lúc đó, nhà đầu tư nên ngay lập tức cắt lỗ để tránh những khoản lỗ nặng. Còn khi cắt xuống đường SMA 100, 200 thì khả năng giá tăng lại không cao. Vì thế, đây là báo hiệu xu hướng giảm trong trung và dài hạn.
  • Khi giá giảm đến đường SMA ngắn hạn như 10, 20 thì nhà đầu tư có thể xem đó là điểm mua hoặc chờ xu hướng tiếp theo và đề phòng cổ phiếu giảm mạnh qua đường SMA 100, 200 thì sẽ rủi ro cho danh mục.

5.3 Đường Bollinger bands

Đường Bollinger bands là gì?

Đường Bollinger bands là chỉ báo chứng khoán được ưa chuộng nhất. Chỉ báo này được kết hợp từ 3 yếu tố chính. Yếu tố đầu tiên là đường SMA 20 ở giữa đóng vai trò chủ yếu là điểm giữa của hai dải bands; hai yếu tố còn lại là hai dải bands bên trên và phía dưới cùng của đường SMA 20.

Công thức tính hai dải trên và dưới của Bollinger Bands như sau: [SMA 20 +  (-) 2 X Độ lệch chuẩn 20 nến giá]

Trong đó, độ lệch chuẩn có ý nghĩa là cho biết sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại thời điểm đánh giá với giá trị trung bình.

cac_chi_bao_chung_khoan (9)
Đường Bollinger bands

Ý nghĩa Bollinger bands

  • Khi nến giá biến động càng mạnh thì hai dải trên và dưới càng mở rộng ra thêm từ phía của từng dải. Ngược lại, khi nến giá biến động nhỏ thì trong một khoảng thời gian sẽ hình thành một “nút thắt cổ chai”.
  • Khi giá càng biến động mạnh tăng hoặc giảm làm cho hai dải trên và dưới mở rộng hoặc thu hẹp thì giá cổ phiếu bất ngờ sẽ tăng hoặc giảm đột biến.

Cách sử dụng Bollinger bands

  • Khi nền giá biến động nhỏ tức là hai dải bands thu hẹp thì chính là thời điểm tốt để nắm bắt đầu tư. Bởi vì, cổ phiếu đang tích lũy và chuẩn bị cho những phiên bùng nổ sắp tới.
  • Nhà đầu tư dựa vào điểm chạm trên hoặc dưới của giá để giao dịch phù hợp. Khi nến giá tăng và chạm dải trên thì sẽ là thời điểm bán vì khả năng cao giá sẽ giảm hoặc nhà đầu tư có thể hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống tầm 70 % để bảo toàn lợi nhuận. Trái lại, nếu nền giá chạm dải dưới đây là tín hiệu mua vào vì khả năng cao cổ phiếu sẽ đảo chiều và tăng giá trở lại.

5.4 Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Chỉ số RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là một trong những chỉ báo chứng khoán phổ biến nhất. Chỉ náo này dùng để so sánh tỷ lệ tương quan giữa số ngày tăng hay giảm giá so với dữ liệu dao động trong khoảng từ 0 đến 100 và mức trung bình là 50. Chỉ số RSI này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định dấu hiệu tăng hay giảm của cổ phiếu. Nhờ vào chỉ số RSI mà mỗi nhà đầu tư sẽ cân nhắc điều chỉnh vùng quá mua và quá bán phù hợp dựa trên xu hướng hiện tại của thị trường.

cac_chi_bao_chung_khoan (10)
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Ý nghĩa RSI

  • Khi thấy chỉ báo RSI ở mức trên 70 điều này cho thấy mức giá đang quá cao. Hay còn gọi là vùng quá mua. Vì thế nhà đầu tư cần hạn chế mua ở vùng này.
  • Nếu RSI đang ở mức dưới 30 thì cho thấy gia cổ phiếu đang khá thấp. Hay còn gọi vùng là này vùng quá bán. Vì thế nhà đầu tư nên hạn chế bán vì khả năng cổ phiếu này sẽ hồi phục.

Cách sử dụng RSI

Khi RSI <30 thì nhà đầu tư cân nhắc nên mua và khi RSI >70 thì xem xét nên bán. Ngoài ra, nhà đầu tư nên sử dụng kết RSI với các chỉ báo SMABollinger bands để tăng khả năng chính xác. Dùng chỉ báo SMA Bollinger bands để xác định điểm mua hợp lý. Sự kết hợp 3 chỉ báo này là một công cụ hiệu quả cho nhà Trader.

5.5 Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)

Đường MACD là gì?

Đường MACD hay còn gọi là đường Trung bình động hội tụ phân kỳ. Chỉ báo này được tạo ra từ nhà phát minh Gerald Appel vào năm 1979.

Chỉ báo MACD gồm 3 đường sau:

  • Đường MACD = EMA (12) – EMA (26): đường màu xanh
  • Đường Signal: là đường EMA (9): đường màu vàng
  • Histogram = Đường MACD – Đường Signal: các cột xanh và đỏ trên, dướ đường MACD
cac_chi_bao_chung_khoan (11)
Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)

Ý nghĩa của đường MACD

  • Đường MACD có ý nghĩa xác định xu hướng và thời điểm mua bán của cổ phiếu cho nhà đầu tư. Khi MACD và đường Signal cùng tăng thì đó là xu hướng tăng rất mạnh và mạnh hơn nếu Histogram cao.
  • Trái lại, MACD và Signal cùng giảm và nằm dưới đường HIstogram thì báo hiệu xu hướng giá giảm mạnh trong trung hạn trừ các yếu tố vĩ mô bất ngờ liên quan đến cổ phiếu.

Cách sử dụng đường MACD

  • Khi đường MACD cắt đường Signal thì báo hiệu xu hướng giá tăng và ngược lại thì giảm.
  • Khi ta thấy đường MACD cắt lên đường Signal, đó là báo hiệu rằng nến giá sẽ tăng.
  • Ngược lại là đường MACD cắt xuống đường Signal. Đây là tín hiệu cho thấy giá cổ phiếu khả năng cao sẽ giảm.
  • Khi sử dụng đường MACD thì nhà đầu tư nên sử dụng thêm chỉ báo RSI để thấy được vùng giá này có hấp dẫn không làm tăng hiệu quả của chỉ báo này.

5.6 Chỉ báo khối lượng giao dịch cân bằng (On-Balance Volume – OBV)

Chỉ báo OBV là gì?

Chỉ báo khối lượng cân bằng OBV là loại chỉ báo đo lường khối lượng giao dịch và có tính lũy kế. Chỉ báo này sử dụng sự tăng hoặc giảm của khối lượng để dự đoán những thay đổi giá trong giá cổ phiếu.

cac_chi_bao_chung_khoan (12)
Chỉ báo khối lượng giao dịch cân bằng (On-Balance Volume – OBV)

Ý nghĩa OBV

  • Chỉ báo khối lượng cân bằng OBV giúp cho nhà đầu tư đo được lực mua và lực bán của cổ phiếu theo thời gian.
  • Khi OBV tăng thì là lúc lực mua tăng và giá sẽ được đẩy cao hơn. Ngược lại khi OBV giảm thì lực bán giảm thì lực bán tăng và giá giảm xuống thấp hơn.

Cách sử dụng OBV

  • Nhà đầu tư sử dụng chỉ báo OBV để xác nhận xu hướng chỉ ra xu hướng đó có tiếp tục hay không.
  • Nhà đầu tư nên sử dụng OBV theo dõi sự phân kỳ. Khi sự phân kỳ xảy ra thì la lúc chỉ báo và giá đi theo các hướng khác nhau. Nếu giá đang tăng nhưng OBV giảm thì xu hướng không được hỗ trợ bởi những người mua mạnh và sẽ sớm có sự đảo chiều.

5.7 Đường tích lũy/ phân phối (Accumulation/Distribution Line – A/D)

Đường tích lũy/ phân phối là gì?

Đường tích lũy/ phân phối hay còn gọi là đường A/D là một chỉ báo được sử dụng để xác định dòng tiền vào ra của cổ phiếu.

cac_chi_bao_chung_khoan (13)
Đường tích lũy/ phân phối (Accumulation/Distribution Line – A/D)

Ý nghĩa đường A/D

Đường A/D được dùng để phán đoán hành vi và tâm lý của các nhà đầu tư. Khi thị trường đang tích lũy tức là lực mua mạnh hơn lực bán, khả năng đẩy giá tăng hay phân phối tức là lực bán mạnh hơn lực mua đẩy giá giảm.

Cách sử dụng đường A/D

  • Nếu đường A/D tăng, chỉ báo này thể hiện có nhiều nhà giao dịch đang muốn mua vào. Bởi vì cổ phiếu đóng cửa tại mức giá cao hơn điểm giữa của vùng giao dịch. Từ đó nhà giao dịch có thể dễ dàng xác nhận xu hướng tăng.
  • Ngược lại, nếu đường A/D giảm, thì đồng nghĩa với việc giá đang kết thúc ở điểm thấp hơn của phạm vi hàng ngày. Và cũng là lúc khối lượng giảm. Từ đó nhà giao dịch dễ dàng  xác nhận xu hướng giảm.

5.8 Chỉ báo định hướng trung bình (Average Directional Index – ADX)

Chỉ báo định hướng trung bình là gì?

Chỉ báo định hướng trung bình ADX là chỉ báo định hướng trung bình dùng để đo lường xu hướng của cổ phiếu.

cac_chi_bao_chung_khoan (14)
Chỉ báo định hướng trung bình (Average Directional Index – ADX)

Ý nghĩa của đường ADX

  • Khi đường ADX nằm trên mức 40, lúc này xu hướng được thể hiện rõ nét.  Xu hướng này có thể lên hoặc xuống, tùy thuộc vào hướng biến động của giá.
  • Khi ADX dưới 20, cổ phiếu không có xu hướng rõ ràng hoặc không có xu hướng.
  • Đường ADX là đường chính trên chỉ báo. Ngoài ra, còn có hai đường bổ sung được hiển thị tùy chọn là đường Chỉ báo định hướng dương (DI+) màu xanh lá, và đường Chỉ báo định hướng âm (DI-) màu đỏ.

Cách sử dụng đường ADX

Chỉ báo ADX được dựa trên phép tính của hai đường DI+ và DI-. Cả ba đường kết hợp với nhau để hiển thị hướng và sức mạnh của xu hướng.

  • Khi ADX trên 20 và đường DI+ lên phía trên DI-: Xác nhận xu hướng tăng.
  • Khi ADX dưới 20 và đường DI- lên phía trên DI+: Xác nhận xu hướng giảm.
  • Khi ADX dưới 20 cho thấy cổ phiếu không có xu hướng rõ ràng hoặc đang trong thời kỳ dao động, khi đó DI- và DI+ thường cắt nhau.

5.9 Chỉ báo Aroon

Chỉ báo Aroon là gì?

Chỉ báo Aroon là chỉ báo được dùng để xác định hướng đi của đường giá cổ phiếu.

cac_chi_bao_chung_khoan (15)
Chỉ báo Aroon

Ý nghĩa chỉ báo Aroon

  • Chỉ báo này giúp cho nhà đầu tư nhận biết xu hướng của thị trường đang tăng hay giảm.
  • Ngoài ra chỉ báo này còn có thể xác định thời điểm bắt đầu xu hướng mới.
  • Chỉ báo Aroon bao gồm 2 phần: Aroon Up và Aroon Down. Hai đường này dao động trong phạm vi từ 0 đến 100. Khi Aroon Up vượt lên Aroon Down thì đây là dấu hiệu xu hướng bắt đầu thay đổi. Nếu Aroon Up đạt mức 100 trong khi Aroon Down ở gần mức 0 thì xác nhận xu hướng tăng giá mạnh và ngược lại sẽ giảm mạnh.

5.10 Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator)

Chỉ báo dao động ngẫu nhiên là gì?

Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator) là chỉ báo đo lường giá hiện tại so với phạm vi giá ở một thời gian xác định. Được giao động trong phạm vi giới hạn từ 0 đến 100.

cac_chi_bao_chung_khoan (16)
Chỉ báo Stochastic Oscillator

Ý nghĩa của chỉ báo dao động ngẫu nhiên

  • Chỉ báo dao động ngẫu nhiên di chuyển lên và xuống tương đối nhanh. Vì vậy hiếm khi đạt mức giá cao dao động quanh 100 và giữ lâu tại đó hoặc ngược lại sẽ không di chuyển quá lâu tại mức gần 0.
  • Khi ở một xu hướng tăng, giá cổ phiếu thường ở trên biên độ giá và đạt mức cao mới. Ngược lại khi xu hướng giảm thì giá sẽ hạ thấp gần biên dưới của biên độ giá và tạo ra một mức thấp mớ.
  • Vì vậy, chỉ báo Stochastic Oscillator được sử dụng như một chỉ báo quá mua hoặc quá bán. Nếu đường dao động > 80 thì cho tín hiệu mua quá mức và khi dao động mức < 20 thì cho tín hiệu bán quá mức.

Cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator

  • Tại mức quá mua và quá bán, nhà đầu tư nên xem xét xu hướng giá để ra quyết định giao dịch phù hợp.
  • Chẳng hạn như, trong một xu hướng tăng khi giá xuống dưới 20 và tăng trở lại trên 20 thì đó là tín hiệu để nhà đầu tư mua vào. Ngược lại, trong xu hướng giảm khi giá lên tới lên 80 và  sau đó giảm xuống dưới mức 80 có thể là tín hiệu để nhà đầu tư bán ra.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về các chỉ báo chứng khoán mà nhà đầu tư nên tìm hiểu. Chúc các bạn đầu tư gặp nhiều may mắn và thành công! Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.

Rate this post