Trong thị trường chứng khoán chắc hắn các nhà đầu tư điều đã quá quen thuộc với biểu đồ nến Nhật. Tuy nhiên, có thể là kiến thức khó nhằn đối với những nhà đầu tư F0 chưa có kinh nghiệm. Vậy nến Nhật là gì? Làm thế nào để đọc được một biểu đồ nến Nhật? Hãy cùng tìm hiểu tất cả trong bài viết này nhé!
1. Biểu đồ nến Nhật là gì?
Biểu đồ nến Nhật hay mô hình nến, tiếng Anh là Candlestick. Là biểu đồ giá được dùng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, trong đó có chứng khoán.
Biểu đồ thể hiện sự biến động về giá, tỷ giá trong phiên giao dịch. Và được nhà đầu tư dùng để phân tích thị trường và đánh giá hướng đi của thị trường. Nến Nhật không phải là một cây riêng lẻ mà là tập hợp các cây nến trên đồ thị tại các khung giờ khác nhau.
Biểu đồ này được phát minh và sử dụng vào thế kỷ 18 bởi thương nhân người Nhật Bản. Ông là Munehisa Homma theo đó, ông dùng nó trong các giao dịch gạo. Cụ thể là ghi chép diễn biến thay đổi của giá gạo. Sau đó, nhờ tính ứng dụng cao đã được sử dụng và ứng dụng khắp thế giới.
Steve Nison là người đưa đồ thị này vào các công ty môi giới. Có thể thấy được ngày nay, đồ thị này càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình. Là công cụ quan trọng trên thị trường tài chính, đặc biệt là chứng khoán.
Màu sắc của nến sẽ được thiết lập riêng nhờ các công cụ giao dịch. Sẽ có sự khác nhau trong màu sắc giữa các sàn. Thông thường, màu chứng khoán thể hiện cho nến tăng là màu xanh và đỏ cho nến giảm. Đây cũng là 2 màu được sử dụng phổ biến nhất.
2. Cấu tạo nến Nhật
Mỗi nến Nhật thường có 2 phần bao gồm: Thân nến và bóng nến.
- Thân nến là phần được tô màu. Thể hiện mức giá mở cửa và đóng cửa trong khoảng thời gian nhất định. Biểu thị mức độ tăng giảm giá.
- Bóng nến là phần gạch nhỏ 2 đầu của thân nến. Thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Trên biểu đồ ngày, mỗi cây nến Nhật thể hiện diễn biến giá trong một phiên giao dịch.
Như đã trình bày ở trên, thường có 2 màu sắc chủ yếu dùng để biểu diễn nến. Tương ứng với nó cũng là 2 loại nến. Theo đó, thông thường màu xanh thể hiện nến tăng, màu đỏ thể hiện nến giảm. Cụ thể như sau:
- Nến tăng, màu xanh: Giá mở cửa nằm dưới, giá đóng cửa nằm trên. Giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa -> Biểu thị giá tăng.
- Nến giảm, màu đỏ: Giá mở cửa nằm trên, giá đóng cửa nằm dưới. Giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa -> Biểu thị giá giảm.
3. Biểu đồ nến Nhật
Biểu đồ nến được tạo nên từ hàng nghìn cây nến. Một biểu đồ nến Nhật được bởi những thành phần sau:
- Trục ngang – X, biểu thị thời gian. Thể hiện khung thời gian giao dịch nhà đầu tư lựa chọn để tiến hành phân tích. Như 1H thể hiện mỗi cây nến biểu thị mức giá chênh lệch trong 1h. Hay 1D thể hiện khung giao dịch trong 1 ngày.
- Trục thẳng đứng – Y thể hiện giá. Biểu diễn sự biến động về giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định.
- Những cây nến xanh và đỏ sẽ được thể hiện trên biểu đồ, phản ánh tăng giảm của giá. Mỗi cây nến cung cấp thông tin về: Giá đóng cửa, giá mở cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất.
- Bên cạnh đó, biểu đồ còn có các công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật như là các công cụ vẽ, các chỉ báo hay ghi chú về giá giao dịch.
4. Cách đọc đồ thị nến Nhật
Một số điểm chính từ đồ thị nến Nhật như sau:
- Đối với nến có thân càng dài thể hiện sức mua hoặc bán càng mạnh. Thể hiện sự chênh lệch lớn giá đóng và mở cửa. Nếu nến xanh, chứng tỏ bên mua đang áp đảo bên bán. Ngược lại, nếu nến đỏ tức là bên bán đang có áp lực nhiều hơn.
- Trường hợp nến có thân ngắn chứng tỏ thị trường đang chững lại. Cả bên bán và bên mua đều đang phân vân và chưa đưa ra quyết định.
- Với những trường hợp có bóng nến dài, chứng tỏ đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa 2 bên. Các giao được thực hiện mạnh mẽ, bán và mua khiến giá giảm liên tục. Lúc này nhà đầu tư nên quan sát đỉnh của bóng nến. Để phân tích và đánh giá mức cản của cổ phiếu.
Các trường hợp cụ thể về mô hình nến Nhật, sẽ được mô tả kỹ hơn trong phần sau.
Xem thêm:
- Mây Ichimoku là gì?
- NAV trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách tính
5. Phân loại đồ thị nến cơ bản
Bài viết này sẽ mô tả về 5 loại biểu đồ nến cơ bản nhất của nến Nhật. Trong đó có:
- Nến tiêu chuẩn
- Nến cường lực
- Nến có râu dài ở dưới
- Nến có râu dài ở trên
- Nến do dự
5.1 Nến tiêu chuẩn
Cấu tạo: Nến có thân nến dài trong khi đó bóng nến trên và dưới ngắn hơn so với thân.
Ý nghĩa: Thể hiện xu hướng đang diễn ra. Theo đó màu xanh diễn tả xu hướng tăng và đỏ diễn tả xu hướng giảm của giá cổ phiếu.
5.2 Nến cường lực
Cấu tạo: Nến chỉ có phần thân nến và không có phần bóng.
Ý nghĩa: Phản ánh lực mua hoặc bán trên thị trường hiện đang rất mạnh. Nến cường lực báo hiệu xu hướng đảo chiều giá hoặc tiếp tục tiếp diễn như hiện tại.
Trường hợp đảo chiều:
- Nến cường lực đỏ xuất hiện sau xu hướng tăng giá => Tín hiệu đảo chiều thành giảm giá.
- Ngược lại, nếu cường lực xanh xuất hiện sau xu hướng giảm giá => Tín hiệu đảo chiều tăng giá.
Trường hợp tiếp diễn:
- Nến cường lực xanh xuất hiện trong xu hướng tăng giá. Biểu hiện tiếp tục tăng.
- Nến cường lực đỏ xuất hiện trong xu hướng giảm giá. Biểu hiện tiếp tục giảm.
5.3 Nến có râu dài ở dưới ( Nến Hammer hoặc Hanging Man)
Được gọi là nến Hammer (cây búa) nếu xuất hiện sau xu hướng giảm. Và nến Hanging Man (người treo cổ) nếu nến xuất hiện sau xu hướng tăng.
Cấu tạo: Nến có phần bóng nến dưới dài gấp 2-3 lần thân nến. Phần thân ngắn, bóng dài tạo thành râu dài ở dưới, bóng trên rất ngắn hoặc gần như không có.
Ý nghĩa: Chứng tỏ giá đang bị bên bán tác động kéo xuống rất thấp. Sau đó bên mua đã kéo giá lên lại.
Tín hiệu đảo chiều xu hướng giá như sau:
- Nến đỏ có râu dài ở dưới xuất hiện trong xu hướng tăng => Tín hiệu đảo chiều giảm.
- Nến xanh có râu dài ở dưới xuất hiện trong xu hướng giảm => TÍn hiệu đảo chiều tăng.
5.4 Nến có râu dài ở trên ( Nến Inverted Hammer hoặc Shooting Star)
Được gọi là nến Inverted Hammer (búa ngược) nếu xuất hiện sau xu hướng giảm. Và nến Shooting Star (sao băng) nến nến xuất hiện sau xu hướng tăng.
Cấu tạo: Giống như nến có râu dài ở dưới. Nến có râu dài ở trên cũng có phần bóng nến dài hơn thân gấp 2-3 lần. Phần thân ngắn và bóng nằm ở trên, bóng dưới rất ngắn hoặc gần như không có.
Ý nghĩa: Chứng tỏ giá đang bị bên mua tác động, đẩy lên rất cao. Sau đó bên bán đã kéo giá xuống lại.
Tín hiệu đảo chiều xu hướng giá như sau:
- Nến đỏ có râu dài ở trên xuất hiện trong xu hướng tăng => Tín hiệu đảo chiều giảm.
- Nến xanh có râu dài ở dưới xuất hiện trong xu hướng giảm => TÍn hiệu đảo chiều tăng.
5.5 Nến do dự
Cấu tạo: Phần thân nến rất nhỏ gần như không có. Trong khi đó bóng nến lại rất dài.
Ý nghĩa: Thể hiện giá đóng cửa và mở cửa gần như bằng nhau. Phản ánh sự giằng co giữa 2 bên mua và bán.
Hy vọng qua bài viết trên các nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về biểu đồ nến Nhật. Muốn biết thêm về đầu tư chứng khoán hãy đọc thêm các bài viết khác trên trang nhé! Chúc các bạn thành công.
Kiến thức bổ sung:
- Bán chui cổ phiếu là gì
- Bán giải chấp cổ phiếu là gì
- Bán khống cổ phiếu là gì
- Cách chọn cổ phiếu tốt
>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây

Tôi là Đặng Trọng Khang, người sáng lập & chia sẻ Phương Pháp Đầu Tư Chứng Khoán Theo LUẬT NHÂN QUẢ (Causality Investing). Một hệ thống mang tính ứng dụng rất cao và dễ dàng áp dụng, giúp mọi Nhà Đầu Tư đạt được thành công trong thị trường.