Chỉ báo dòng tiền là gì? Cách tính chỉ báo MFI chi tiết

Chỉ báo dòng tiền là gì?

Khi tiến hành vào đầu tư việc sử dụng các chỉ báo là vô cùng cần thiết. Một trong các chỉ số quan trọng đó là chỉ báo dòng tiền. Hay còn được gọi là MFI có chức năng tương tự như RSI. Nhưng bổ sung thêm khối lượng giao dịch cổ phiếu vào công thức tính, có độ chính xác cao hơn. Chỉ báo này là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong việc phân tích thị trường chứng khoán? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Chỉ báo dòng tiền MFI là gì?

Chỉ báo dòng tiền (MFI) viết tắt của Money Flow Index là một chỉ báo kỹ thuật kết hợp cả giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu. MFI được dùng để xác định xu hướng của cổ phiếu, phát hiện điểm vào, điểm ra của thị trường và giúp định lượng rủi ro.

Chỉ báo MFI mang đến cho nhà đầu tư 3 tín hiệu thị trường trước khi tiến hành giao dịch. Đó là: xác định các vùng quá mua, quá bán; xác định xu hướng giá trong một khoản thời gian thường là 14 ngày giao dịch và tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ của giá cổ phiếu.

Chỉ báo dòng tiền phản ánh sức mạnh dòng tiền của cổ phiếu trong thời gian cụ thể. Có thang điểm giao động từ 0 đến 100. Từ đó, nhà đầu tư có thể biết được mức độ hấp dẫn của cổ phiếu là cao hay thấp. Và đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

Chỉ số này bắt nguồn từ Gene Quong và Avrum Soudack, phát triển MFI dựa trên chỉ báo RSI. Trong đó bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Họ nhận thấy rằng khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy khối lượng cổ phiếu giao dịch tăng. Nếu chỉ báo chỉ dựa vào sự thay đổi về giá thì không thể phản ánh toàn bộ thị trường. Vì vậy đã thêm trọng số khối lượng để có cái nhìn bao quát hơn khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán.

2. Công thức tính MFI

Để tính toán chỉ báo MFI cần sử dụng nhiều nguồn thông tin hơn so với RSI. Bao gồm: giá cao nhất, giá thấp nhất, giá mở cửa, giá đóng cửa và khối lượng giao dịch.

Công thức tính được dùng phổ biến nhất của chỉ báo dòng tiền là:

MFI = 100- 100/(1+MR) hay Chỉ báo dòng tiền = 100 – 100/ (1 + Tỉ lệ dòng tiền) 

Trong đó: 

MR (Money Flow Ratio) là tỉ lệ dòng tiền, được tính bằng công thức. 

MR = Dòng tiền âm của 14 giai đoạn/ Dòng tiền dương của 14 giai đoạn 

Dòng tiền (MF – Raw Money Flow) = Giá điển hình * Khối lượng giao dịch trong giai đoạn tính toán 

Giá điển hình (TP – Typical Price) = (Giá đỉnh + Giá đáy + Giá đóng cửa)/ 3 

Lưu ý: 

  • Dòng tiền dương chính là tổng giá điển hình mà có mức giá cao hơn so với giai đoạn trước.
  • Dòng tiền âm chính là tổng giá điểm hình mà có mức giá thấp hơn so với giai đoạn trước
  • Nếu như mức giá không đổi so với giai đoạn trước sẽ được lược bỏ.

Qua công thức tính chỉ báo dòng tiền cho thấy RSI và MFI có nét tương đồng với nhau. Điểm khác nhau ở đây như phần trước đã đề cập. RSI chỉ dùng giá cổ phiếu để tính toán, trong khi MFI có sử dụng khối lượng giao dịch.

3. Ý nghĩa chỉ báo dòng tiền MFI

Chỉ báo MFI mang đến nhiều thông tin về thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư. Theo đó ý chỉ báo dòng tiền là một nhân tố quan trọng xác định những giao dịch tiềm năng. Cụ thể như sau:

  • Nếu đường MFI di chuyển gần về mức không, cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế hơn mua. Đồng nghĩa với việc áp lực bán lúc này đang cao hơn
  • Nếu đường MFI di chuyển gần về mức 100,  cho thấy bên mua chiếm ưu thế hơn bán. Đồng nghĩa với việc áp lực mua lúc này đang cao hơn

Bên cạnh đó, khi giá trị MFI bằng không hoặc bằng 100, cho thấy thị trường đang trong tình trạng quá bán hoặc quá mua. Khả năng cao sẽ đảo chiều giá, tuy nhiên rất hiếm xảy ra trường hợp này. Đạt mức 20, 80 thường là mốc được lựa chọn để xác định trạng thái quá mua, quá bán.

Ngoài ra, chỉ báo dòng tiền còn cung cấp tín hiệu xu hướng đảo chiều giá. Vấn đề này sẽ được mô tả rõ hơn trong phần sau của bài viết.

4. Cách sử dụng chỉ báo dòng tiền trong chứng khoán

Vậy làm thế nào để áp dụng chỉ báo MFI vào quyết định mua, bán của các nhà đầu tư? Dưới đây là những cách đơn giản nhất khi sử dụng chỉ báo dòng tiền cùng tìm hiểu nhé!

4.1 Xác định xu hướng giá

Trong cách này, nhà đầu tư cần cài đặt các đường MFI ở mức 45, 50, 55. Sau đó tiến hành quan sát:

  • Nếu đường chỉ báo dòng tiền nằm dưới đường 50 thì cho thấy được giá cổ phiếu giảm.
  • Ngược lại nằm trên đường 50 chứng tỏ giá cổ phiếu đang có xu hướng tăng.

Tương tự như đường 50, các đường 45 và 55 đều có thể sử dụng cách này. Điều này cho ra kết quả gần như tương đồng. Tuy nhiên, tín hiệu này chưa đủ độ tin cậy được đánh giá là vẫn còn khá yếu. Vì thế chưa thể xác định xu hướng giá thị trường một cách chính xác. Vẫn cần kết hợp nhiều các chỉ báo khác để có được hiệu quả chính xác hơn như: MA, ADX, Parabolic SAR,…

4.2 Xác định vùng quá mua, quá bán

Khi chỉ số dòng tiền tăng dần vượt mức 80, đây là dấu hiệu quá mua. Lúc này thị trường sẽ có khả năng đảo chiều giảm giá. Thời điểm này là lúc thích hợp để các nhà đầu tư vào lệnh bán ra

Bên cạnh đó, khi chỉ báo MFI giảm dần vượt mức 20, cho thấy đây là dấu hiệu quá bán. Khi đó thị trường sẽ có khả năng đảo chiều tăng giá. Đây là lúc thích hợp để các nhà đầu tư vào lệnh mua vào.

4.3 Tìm kiếm tín hiệu phân kỳ, hội tụ

Sự phân kỳ xảy ra khi đường giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Và đồng thời, đường chỉ báo dòng tiền tạo đỉnh sau thấp hơn so với đỉnh trước. Việc giá tạo đỉnh sau cao hơn so với đỉnh trước phản ánh thị trường đang tăng giá. Tuy nhiên, MFI lại tạo đỉnh sau thấp hơn chứng tỏ giá không có xu hướng tăng mạnh nữa. Có khả năng xảy ra trường hợp đảo chiều giảm.

Ngoài ra, khi đường giá thiết lập đáy sau thấp hơn so với đáy trước. Đồng thời MFI tạo đáy sau cao hơn so với đỉnh trước, lúc này sự hội tụ xảy ra. Lúc này, thị trường đang có xu hướng giảm giá nhưng đã suy yếu. Và có thể có khả năng đảo chiều tăng giá.

4.4 Kết hợp chỉ báo MFI với đường EMA

Trường hợp chỉ báo dòng tiền giảm dần vượt mức 20, giao đường EMA theo chiều hướng lên. Lúc này các nhà đầu tư nên đặt lệnh mua. Ngược lại, khi MFI tăng dần vượt mốc 80, giao đường EMA theo chiều hướng lên. Đây là thời điểm hợp lý đặt lệnh bán.

Tuy nhiên tín hiệu phân kỳ, hội tụ không thể cho biết được chính xác thời điểm vào lệnh. Vì thế, nhà đầu tư nên kết hợp nhiều mô hình khác để đưa ra quyết định hợp lý nhất.

Dù có rất nhiều công dụng trong quá trình phân tích thị trường của các nhà đầu tư. Tuy nhiên cần kết hợp nhiều công cụ và chỉ báo khác để phân tích kỹ thuật được đảm bảo tạo ra tính chính xác trong quyết định. Đồng thời có thể giảm tỷ lệ rủi ro khi thực hiện giao dịch. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho những nhà đầu tư mới kiến thức bổ ích về chỉ báo MFI trong chứng khoán. Hãy đọc những bài viết khác để hiểu thêm về đầu tư cũng như chứng khoán nhé!

Kiến thức bổ sung:

 

>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây  

Rate this post
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x