Chỉ số P/B, P/E là gì?

Chỉ số P/B, P/E là gì?

Đầu tư chứng khoán sinh lời không phải là dễ đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới. Vì thế việc hiểu rõ các chỉ số chứng khoán là một điều cần thiết. Hôm nay bài viết sẽ mang đến cho các nhà đầu tư hai chỉ số mới vô cùng quan trọng. Đó là P/B và P/E. Vậy chỉ số này là gì? Tại sao lại nói đây là công cụ giúp tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Câu trả lời sẽ có trong bài viết này, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Chỉ số P/B

1.1 Chỉ số P/B là gì?

Chỉ Số P/B (Price to Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. 

Đây là chỉ số quan trọng trong nhiều lĩnh vực tài chính trong đó có chứng khoán. Trong chứng khoán P/B được dùng để phân tích và phán đoán cổ phiếu. Từ đó cho các nhà đầu tư biết giá cổ phiếu đang cao hay thấp hơn giá trị ghi sổ bao nhiêu lần và đưa ra các quyết định mua và bán phù hợp.

1.2. Công thức tính chỉ số P/B

Để tính chỉ số P/B, cần xác định 2 yếu tố cấu thành là: Giá thị trường (Price) và Giá trị ghi sổ trên 1 cổ  phiếu (Book Value per Share).

P/B = Giá thị trường của cổ phiếu (Price) / Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book value per Share)

Trong đó:

Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất trên thị trường chứng khoán.

Giá trị ghi sổ cho chúng ta biết: giá trị tài sản (hữu hình) của doanh nghiệp còn lại là bao nhiêu, nếu doanh nghiệp ngay lập tức ngừng hoạt động.

Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

1.3. Chỉ số P/B trong chứng khoán 

Khi cổ phiếu có P/B>1, có nghĩa là giá thị trường đang cao hơn giá trị ghi sổ. Chứng tỏ rằng cổ phiếu này đang được kỳ vọng nhiều, triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai là tốt. Vì vậy nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. 

Khi cổ phiếu của doanh nghiệp có giá trị thấp hơn giá trị ghi sổ P/B <1. Các nhà đầu tư có thể mua mã cổ phiếu này và kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên đây chỉ có ý nghĩa trên lý thuyết. Thực tế, khi chỉ số này thấp không hẳn sẽ là món lời đầu tư. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Thứ nhất, thị trường đang không kỳ vọng quá nhiều vào doanh nghiệp. Họ cho rằng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không quá khả quan. Giá trị tài sản của công ty đang bị thổi phồng quá mức. Vì vậy chỉ sẵn sàng chi trả một một giá thấp để mua cổ phiếu.

Thứ hai, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng quá nhanh so với kỳ vọng của thị trường. Doanh nghiệp đang trong giai đoạn hồi phục, kết quả kinh doanh được cải thiện. Do đó giá trị sổ sách của cổ phiếu tăng lên nhanh hơn thị giá cổ phiếu. Trong trường hợp này, có thể thấy thị trường chưa đánh giá được tiềm năng của cổ phiếu. Cổ phiếu của doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực. Lúc này chính là cơ hội đầu tư, có thể mua cổ phiếu và thu về lợi nhuận trong tương lai.

1.4 Chỉ số P/B như thế nào là tốt? 

Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều nhà đầu thắc mắc khi mới bắt đầu đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, thực chất không con số nào xác định được chỉ số P/B đang ở mức tốt hay xấu. Mà còn cần dựa vào nhiều yếu tố khác như lợi nhuận, sự tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế thị trưởng hiện tại như lạm phát, GDP bình quân một quốc gia.

Các nhà đầu tư lâu năm cho biết chỉ số P/B được xem là tốt trong những trường hợp sau:

  • Công ty đang có mức độ tăng trưởng cao thì chỉ số P/B càng cao càng tốt.
  • Công ty có ngành nghề kinh doanh thiên về chất lượng thì P/B không cần quá cao, chỉ cần trên mức một.
  • Đối với những công ty xăng dầu khả năng biến động thị trường lớn. Khi đó nếu chỉ số P/B cao thì nên tránh xa.

Theo đó chỉ số P/B càng cao chứng tỏ khả năng đầu tư rủi ro càng lớn và ngược lại. Khi tỷ số P/B của cổ phiếu thấp sẽ an toàn hơn nhiều. Đối với những nhà đầu tư mới, nên chọn những loại chứng khoán có P/B thấp để tránh rủi ro. Khi chỉ số này ở mức 0.7 – 1.5 được cho là bình thường và có thể mua.

2. Chỉ số P/E

2.1 Chỉ số P/E là gì?

Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và lợi nhuận trên một cổ phiếu đó. Chỉ số này cho biết giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để thu một đồng lợi nhuận. Hay mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho cổ phiếu dựa trên lợi nhuận của nó. Và được dùng để xác định giá cổ phiếu đang đắt hay rẻ so với giá trị thực của nó. 

2.2 Công thức tính chỉ số P/E

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

Giá thị trường của cổ phiếu là giá đóng cửa tại phiên gần nhất trên thị trường chứng khoán.

EPS là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường. Thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bằng công thức:

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

2.3 Chỉ số P/E trong chứng khoán như thế nào là tốt?

Thực tế chỉ số P/E chỉ được dùng để ước tính sơ bộ và đánh giá xu hướng của cổ phiếu. Nhà đầu tư không nên áp dụng rập khuôn dùng nó để quyết định trong tất cả các trường hợp. 

Khi P/E của doanh nghiệp thấp tại một thời điểm. Có thể là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trước, hoạt động kinh doanh tăng trưởng. Từ đó, EPS tăng làm cho P/E thấp. Trường hợp này cổ phiếu đang bị định giá thấp là cơ hội đầu tư. Nhà đầu tư có thể quyết định mua vào mã cổ phiếu này.

Ngoài ra, P/E thấp có thể đến từ việc doanh nghiệp thu lợi bất thường. Từ việc thanh lý tài sản, bán công ty con,… không đến từ hoạt động kinh doanh chính. Những khoản lợi không bền vững và không lặp lại trong tương lai. Trường hợp khác khi các cổ đông bán cổ phiếu khi không nhận thấy tiềm năng phát triển. Điều này khiến giá cổ phiếu giảm. Những điều này đều làm cho chỉ số P/E thấp và không được coi là một cổ phiếu rẻ. Nhà đầu tư nên cân nhắc bởi triển vọng phát triển trong tương lai của cổ phiếu là không tốt.

Nếu P/E cao, cho thấy được kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Cũng có khả năng thị giá cổ phiếu tăng nhanh so với tốc độ tăng của hoạt động kinh doanh. Điều này dẫn tới giá tăng nhanh hơn lợi nhuận đẩy tỷ lệ này lên cao. Trong trường hợp này, có thể giá cổ phiếu đã bị thổi phồng quá mức.

Xem thêm:

Tóm lại, chỉ số P/E cao hay thấp không thực sự có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Cũng giống như chỉ số P/B rất khó để nhận định P/E bao nhiêu là tốt và tốt như thế nào. Cần kết hợp nhiều chỉ số chứng khoán khác để tiến hành đánh giá và phân tích một cổ phiếu. Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho các nhà đầu tư mới trong việc đầu tư của mình.

Rate this post
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x