Chỉ số ROA, ROE là gì? ROA, ROE bao nhiêu là tốt?

ROA và ROE là một trong những chỉ số quan trọng dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy chỉ số ROA, ROE là gì? ROA, ROE cao bao nhiêu mới được gọi là một chỉ số tốt? Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong quyết định của mình đồng thời có thể tìm ra được những cổ phiếu tiềm năng.

Chỉ số ROA, ROE là gì? ROA, ROE bao nhiêu là tốt?

1. ROA

1.1 ROA trong chứng khoán là gì?

ROA (Return On Assets) là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Chỉ số tài chính này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Giúp nhà đầu tư có cái nhìn chính xác, khách quan từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

1.2. Công thức tính chỉ số ROA

Chỉ số ROA được tính bằng công thức sau:

ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100%

Trong đó:

  • ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (đơn vị tính %)
  • Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng (khi đã trừ tất cả các chi phí liên quan)
  • Tổng tài sản doanh nghiệp là số vốn doanh nghiệp để kinh doanh, gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Một công ty có tổng tài sản là 40 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 10 tỷ.

Vậy theo công thức, ta có tỷ suất lợi nhuận ROA = (10/40) ×100% = 25%

1.3 Ý nghĩa của ROA trong chứng khoán

Trong đầu tư chứng khoán, ROA là chỉ số cơ bản nhưng có ý nghĩa quan trọng, cụ thể như sau:

  • Chỉ số ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phản ánh được khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của hay một đồng tài sản có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Chỉ số ROA càng cao thì đối với doanh nghiệp càng tốt, điều này có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Đồng thời giúp nhà đầu tư xem xét được doanh nghiệp liệu có đang sử dụng tài sản hiệu quả để tạo ra lợi nhuận hay không. 
  • Ngược lại, ROA thấp chứng tỏ các nguồn lực của doanh nghiệp vẫn chưa được thai khác hiệu quả.
  • Có một số trường hợp tuy chỉ số ROA thấp nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt, điều này diễn ra ở những doanh nghiệp thuộc các ngành hàng tiêu dùng, công nghệ. Các doanh nghiệp hoạt động không cần đầu tư nhiều vào tài sản cố định nhưng vẫn có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt. Do đó, ngoài chỉ số ROA cần tiến hành xem xét các chỉ số khác như ROE, P/E.

2. ROE

2.1 ROE trong chứng khoán là gì?

ROE (Return On Equity) hay còn được gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số phản ánh lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Giúp đo lường khả năng sinh lời của khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Chỉ số ROE vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư, dùng để đánh giá, so sánh khả năng kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp cùng ngành so với thị trường. 

2.2 Công thức tính chỉ số ROE

Chỉ số ROE được tính bằng công thức sau:

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) X 100%

Trong đó: 

  • Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng (khi đã trừ tất cả các chi phí liên quan)
  • Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của doanh nghiệp tự bỏ ra.

Ví dụ: Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 30 tỷ và có vốn chủ sở hữu là 150 tỷ.

Vậy theo công thức, ta có chỉ số ROE = (30/150)×100 = 20%

2.3 Ý nghĩa của chỉ số ROE trong chứng khoán

Trong chứng khoán chỉ số ROE có ý nghĩa rất lớn đối với các cổ đông của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • ROE cho biết được lợi nhuận mà cổ đông nhận được từ số vốn đã bỏ ra để sở hữu cổ phiếu.
  • Các doanh nghiệp cần phải có chỉ số ROE cao hơn để thu hút các nhà đầu tư và tạo lòng tin cho cổ đông của mình đồng nghĩa với việc lợi tức từ khác khoản đầu tư sẽ có rủi ro thấp hơn.
  • Có thể hình dung về khả năng sinh lời và hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp thông qua việc so sánh chỉ số ROE với chỉ số trung bình ngành.
  • ROE được tính dựa trên thu nhập ròng và tổng vốn chủ sở hữu của các cổ đông. Do đó, nếu thu nhập càng cao, ROE sẽ càng cao lợi nhuận mà các doanh nghiệp nhận được càng nhiều.
  • Chỉ số ROE giúp các nhà đầu tư xác định lợi thế cạnh tranh trong ngành, bằng cách so sánh ROE của doanh nghiệp với chỉ số ROE trung bình ngành. Từ đó, đánh giá khả năng phát triển của doanh nghiệp.
  • Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định, bền vững cho thấy được doanh nghiệp đang phát triển tốt. Điều này chứng tỏ được hiệu quả hoạt động, đầu tư của doanh nghiệp, tạo ra giá trị tốt cho cổ đông. Ngược lại, nếu ROE thấp thì khả năng sinh lời là kém, doanh nghiệp phát triển không tốt.

3. ROA, ROE bao nhiêu là tốt?

Làm sao để biết được chỉ số ROA và ROE bao nhiêu là hợp lý? ROA, ROE bao nhiêu mới là tốt? Trong đầu tư chứng khoán đây luôn là vấn đề cần được giải đáp, nhận được sự quan tâm của nhiều người.

3.1 Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Không thể nhìn vào ROA mà biết ngay được đây là chỉ số tốt hay xấu, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động: Các lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau trong cơ cấu tài sản. Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng vì yêu cầu tài sản cố định lớn nên ROA sẽ tương đối thấp. Ngược lại chỉ số ROA sẽ tương đối cao đối với những doanh nghiệp kinh doanh hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin,…
  • So sánh chỉ số ROA với các doanh nghiệp đối thủ cùng ngành: Chỉ số ROA của doanh nghiệp lớn hơn trung bình ngành là dấu hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đang quản trị tài sản hiệu quả.
  • So sánh chỉ số ROA với các kết quả trước đây: Cần phải so sánh chỉ số ROA với kết quả của doanh nghiệp trong quá khứ, tránh xảy trường hợp chỉ số ROA của doanh nghiệp tốt hơn trung bình ngành nhưng đi xuống so với trước đây. 

Theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ số ROA từ 7.5% trở lên thì thì doanh nghiệp đó được đánh giá đảm bảo năng lực tài chính. Các nhà đầu tư cần theo dõi ít nhất trong 3 năm liên tiếp. Nếu doanh nghiệp đó duy trì giá trị 10% trở lên trong 3 năm liên tục, doanh nghiệp này được đánh giá có nguồn tài chính ổn định. 

3.2 Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Cần đánh giá lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động trước khi xem xét chỉ số ROE. Sự đa dạng của các ngành nghề kinh doanh tạo nên sự khác nhau về mức ROE của từng ngành. Do đó, nhà đầu tư nên ưu tiên chọn các doanh nghiệp có ROE bằng hoặc cao hơn mức trung bình so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Chỉ số ROE đạt 14% là được cho là tỷ lệ chấp nhận được. Còn nếu ROE thấp hơn 10% là tỷ lệ kém, nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi đầu tư. 

Chỉ số ROE ở mức 20% – 22% là tốt. Nhà đầu tư nên lựa chọn những doanh nghiệp đặt mức tỷ lệ này để đảm bảo an toàn, tránh được các rủi ro trong quá trình đầu tư chứng khoán.

Đọc thêm:

Rate this post
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x