Chứng khoán phái sinh giúp phân tán rủi ro như thế nào?

Trong chung khoan ROIC bao nhieu la tot 3



Chứng khoán phái sinh là loại cổ phiếu được ưa chuộng bởi rất nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn khá xa lạ đối với các nhà đầu tư F0. Vậy bản chất của cổ phiếu phái sinh là gì? Cần lưu ý gì khi muốn đầu tư vào thị trường này? Cùng tìm hiểu để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về loại cổ phiếu này qua bài viết sau.

1. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh (hay cổ phiếu phái sinh) là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, có giá trị phụ thuộc vào các tài sản liên kết. Chứng khoán phái sinh thuộc loại chứng khoán thứ cấp, được lựa chọn với nhiều mục đích khác nhau như: bảo vệ hay tạo lợi nhuận, phân tán rủi ro.

Các hợp đồng sẽ xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận trước trên hợp đồng. Các loại tài sản cơ sở được quy định này có thể là hàng hóa như thực phẩm, nông sản, kim loại,… Hay các chỉ số tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, lãi suất,…

Việc nắm giữ chứng khoán phái sinh không đồng nghĩa với việc sở hữu tài sản liên kết được nêu trong hợp đồng.

Chứng khoán phái sinh gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2017. Tại thị trường Việt Nam CKPS có thể hiểu đơn giản là một sản phẩm đặt cược. Bạn có thể đặt vào cửa “tăng” hoặc “giảm” trong tương lai của chỉ số VN30. Nếu chỉ số thay đổi đúng như dự đoán bạn sẽ có lời. Theo đó, tên gọi chính xác của nó là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là gì?

2. Phân loại chứng khoán phái sinh

Có nhiều cách phân loại công cụ tài chính này. Tuy nhiên hiện nay trên các sàn giao dịch chứng khoán phái sinh sẽ chỉ có 4 loại cơ bản gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.

2.1 Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

Là hợp đồng giao dịch về việc mua hoặc bán tài sản cơ sở. Theo mức giá đã được xác định trước đó vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

2.2 Hợp đồng hoán đổi (Swap)

Là hợp đồng thỏa thuận giữa các bên về việc hoán đổi dòng tiền phát sinh trong tương lai. Được ký kết dựa trên cơ sở pháp lý đồng thời quy định rõ thời gian gian giao dịch. Và xác định phương pháp tính toán cụ thể.

2.3 Hợp đồng quyền chọn (Option)

Hợp đồng xác nhận quyền mua và nghĩa vụ của người bán. Theo đó người sở hữu hợp đồng quyền chọn nắm giữ quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán. Người bán hợp đồng sẽ thực hiện giao dịch khi người mua thực hiện quyền.

Hợp đồng này bao gồm: quyền chọn mua và quyền chọn bán. Thực hiện một trong các giao dịch sau:

  • Mua/bán tài sản cơ sở với giá đã được xác định trước thời điểm giao dịch. Hoặc tại ngày đã xác định trong tương lai.
  • Thanh toán khoản tiền chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm giao kết hợp đồng. Với giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc ngày đã được xác định trong tương lai.
  • Hợp đồng tương lai (Future): là hợp đồng đã được chuẩn hóa kỳ hạn. Được niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. Xác nhận thỏa thuận giữa các bên, ràng buộc người bán và người mua. Thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
  • Mua/bán tài sản cơ sở với giá đã được xác định tại ngày đã xác định trong tương lai.
  • Thanh toán khoản tiền chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm giao kết hợp đồng. Với giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm đã được xác định trong tương lai.

2.4 Hợp đồng tương lai

Tại Việt Nam, hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết. Bap gồm: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, Hợp đồng tương lai chỉ số HNX30 và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ trong kỳ hạn 5 năm.

Các hợp đồng này được giao dịch rất sôi động trên thị trường. Nhờ có tài sản cơ sở với độ rủi ro thấp và tính nhận diện cao. Có thể nói nguyên tắc để giao dịch không có nhiều sự khác biệt so với giao dịch cổ phiếu.

Phân loại cổ phiếu phái sinh
Phân loại cổ phiếu phái sinh

>> Xem thêm:

3. Các loại giao dịch cổ phiếu phái sinh

Giao dịch cổ phiếu phái sinh trên thị trường hiện nay được chia làm 2 loại phổ biến bao gồm:

Giao dịch OTC: Các giao dịch như cổ phiếu OTC được thực hiện trực tiếp không thông qua sàn giao dịch hay trung giam khác. Trên thị trường này các sản phẩm thường xuất hiện là hoán đổi tài chính, quyền chọn đặc biệt, thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn,… Theo đó rất khó để thực hiện báo cáo giá trị giao dịch. Bởi những trao đổi này thường tiến hành riêng tư không được kiểm soát. Thông tin giao dịch của các bên tham gia cũng phức tạp khó nắm bắt.

Trao đổi qua sàn giao dịch – ETD: Giao dịch của công cụ phái sinh tiến hành trên sàn đặc biệt hoặc trên các sàn khác. Các bên thực hiện trao đổi hợp đồng chuẩn hóa theo quy định của sàn giao dịch. Công khai các thông tin và có sự kiểm soát giúp đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch.

Các loại giao dịch cổ phiếu phái sinh
Các loại giao dịch cổ phiếu phái sinh

4. Đối tượng và điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh

Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh. Quy định điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh CKPS.

Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ thực hiện kinh doanh CKPS. Khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh:

  • Công ty chứng khoán được thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh CKPS. Bao gồm: Môi giới, tự kinh doanh hay tư vấn đầu tư CKPS.
  • Công ty quản lý quỹ chứng khoán chỉ được thực hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.
Đối tượng và điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
Đối tượng và điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh

5. Phân biệt hợp đồng tương lai và giao dịch cổ phiếu

Thực tế các giao dịch của hợp đồng tương lai gần giống như giao dịch cổ phiếu thông thường. Nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch thông qua các giao dịch khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Hợp đồng tương lai cũng có bảng giá riêng biệt. Tuy nhiên vẫn có một số sự khác biệt như sau:

  • Thứ nhất, ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư cần phải lưu ý hợp đồng có ngày đáo hạn phù hợp với kế hoạch đầu tư.
  • Thứ hai, nếu muốn mua cổ phiếu trên thị trường cơ sở nhà đầu tư cần phải có đủ tiền. Tuy nhiên hợp đồng tương lai thì không nhất thiết. Bạn không cần có đủ tiền để tham gia mua. Cũng không phải nắm giữ tài khoản để tham gia bán. Đây còn được gọi với khái niệm mới đó là “ký quỹ”. Theo đó nhà đầu tư làm quen với 2 hoạt động chính gồm ký quỹ và thanh toán hàng ngày.
Phân biệt chứng khoán phái sinh với các chứng khoán khác
Phân biệt chứng khoán phái sinh với các chứng khoán khác

6. Các bước tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Nếu muốn bắt đầu tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh nhà đầu tư cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

Như các bạn đã biết thị trường phái sinh có sự khác biệt so với chứng khoán cơ sở. Vì vậy tài khoản giao dịch cũng sẽ khác nhau. Để dễ dàng mở tài khoản chứng khoán phái sinh bạn có thể bấm vào đây để được hướng dẫn. Sau khi đã có tài khoản, bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn thực hiện các bước dưới đây.

Bước 2: Nộp tiền ký quỹ ban đầu

Muốn kích hoạt tài khoản bạn cần phải nộp tiền ký quỹ theo quy định. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu thường là 24% tuy nhiên sẽ có thay đổi theo từng chu kỳ.

Bước 3: Giao dịch phái sinh

Sau khi đã thực hiện nộp tiền bạn đã có thể tiến hành giao dịch.

Bước 4: Thanh toán bù trừ

Lãi lỗ phát sinh sẽ phải thanh toán theo hợp đồng mỗi ngày. Theo đó lãi lỗ sẽ được xác định dựa theo giá giao dịch đóng cửa tại hợp đồng tương lai. Đối với các hợp đồng đã đến ngày đáo hạn lãi lỗ được tính có khác một chút. Dựa trên giá đóng cửa của các chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.

  • Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh lỗ ròng: Việc thanh toán số lỗ phải được thực hiện đầy đủ toàn bộ châm nhận đến 9h sáng hôm sau.
  • Nếu tài sản chứng khoán phái sinh lãi ròng; Nhà đầu tư sẽ nhận được toàn bộ số lãi sau 11h sáng ngày hôm sau.

Bước 5: Theo dõi các tỷ lệ

Công ty chứng khoán sẽ gọi ký quỹ nếu số dư ký quỹ trong tài khoản dưới quy định. Theo đó bạn sẽ được yêu cầu bổ sung tiền vào tài khoản. Trong trường hợp số dư ký quỹ vượt quá yêu cầu quy định bạn cũng có thể rút bớt. Bạn có thể tìm hiểu để biết thêm về quy định ký quỹ phái sinh hợp đồng tương lai.

Các bước tham gia vào chứng khoán phái sinh
Các bước tham gia vào chứng khoán phái sinh

7. Ưu nhược điểm của thị trường chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh được đánh giá là thị trường đầu tư tiềm năng lớn cả trong và ngoài nước. Mang trong mình lợi nhuận cao nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Tìm hiểu về ưu điểm và hạn chế của CKPS để quyết định có nên đầu tư hay không nhé!

7.1 Ưu điểm

7.1.1 Phòng ngừa rủi ro biến động giá

Sản phẩm cổ phiếu phái sinh giúp giảm tối đa rủi ro biến động giá khi tham gia đầu tư. Khi dự đoán được giá tài sản cơ sở tăng trong tương lai. Bạn sẽ tham gia hợp đồng tương lai với giá tài sản cơ sở xác định thời điểm hiện tại. Ngược lại nếu bạn dự đoán giá tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai. Bạn có thể hạn chế rủi ro bằng cách bán trước hàng hóa nhờ hợp đồng tương lai.

7.1.2 Giao dịch linh hoạt

Cơ bản phương thức giao dịch chứng khoán phái sinh khá tương đồng với chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể trải nghiệm một số tính năng nổi bật khác. Như tự do lựa chọn giao dịch chốt lãi và lỗ ngay trong ngày. Bán khống đảm bảo lợi nhuận hay sử dụng giao dịch T+0,…

7.1.3 Tính thanh khoản cao

So với chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh được đánh giá cao hơn về tính thanh khoản. Các giao dịch được thực hiện minh bạch, định giá khối lượng và giá trị cũng được công khai. Giúp tăng uy tín, minh bạch. Vì thế mà tính thanh khoản của chứng khoán phái sinh là vô cùng cao.

7.1.4 Bán khống chứng khoán

Bạn có thể bán cổ phiếu phái sinh ngay cả khi không có tài sản cơ sở. Nói cách khác thị trường này cho phép nhà đầu tư bán khống chứng khoán.

7.1.5 Đầu cơ

Có thể đầu cơ cổ phiếu kiếm lời theo cả hai chiều. Ngay cả khi thị trường đi lên hoặc đi xuống nếu dự đoán đúng xu hướng.

7.1.6 Lợi thế đòn bẩy tài chính

Cho phép nhà đầu tư mua được nhiều cổ phiếu giá thấp nhưng cơ hội sinh lời cao. Có thể thu được gấp 7-10 lần giá trị tiền ký quỹ.

Ưu và nhược của chứng khoán phái sinh
Ưu và nhược của chứng khoán phái sinh

7.2 Hạn chế

7.2.1 Rủi ro trong chiến lược đầu cơ

Thị trường biến động lên xuống cả hai chiều. Nếu bạn không có cho mình chiến lược đầu cơ rõ ràng, dự đoán không đúng về thay đổi giá tài sản thì thua lỗ đầu tư là điều không tránh khỏi. Số tiền thua lỗ có thể vượt xa số vốn ban đầu mà bạn bỏ ra.

7.2.2 Yêu cầu ký quỹ bổ sung

Khi tiến hành mua hợp đồng tương lai bạn cần phải lưu ý đến cơ chế thanh toán hàng ngày. Xác định lãi/lỗ được thực hiện ngay trong ngày vì thế phải liên tục theo dõi tài khoản. Nhiều yếu tố như phí giao dịch, thuế, ký quỹ, ngày đáo hạn,… cũng không được bỏ quên. Nó có thể khiến tài khoản bạn bị âm tiền gây thất bại ngay khi đầu tư. Vì vậy nhà đầu tư cần phải quan sát và bổ sung nếu số tiền thấp hơn mức quy định.

Tiềm lực tài chính là yêu cầu tất yếu nếu bạn muốn gia nhập thị trường không chỉ riêng CKPS. Việc không ký quỹ bổ sung kịp thời sẽ khiến nhà đầu tư bị thua lỗ. Nghiêm trọng hơn có thể phá sản.

8. Lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Có thể thấy đầu tư chứng khoán phái sinh là không hề dễ dàng. Nếu so với chứng khoán cơ sở CKPS mang đến cơ hội cao hơn và mức rủi ro nhiều hơn.

Để đảm bảo dòng tiền đầu tư khi tham gia thị trường này, bạn cần biết những điều sau:

  • Khi thực hiện các giao dịch mua hoặc bạn. Nhà đầu tư luôn phải thực hiện ký quỹ và gọi ký quỹ trước khi giao dịch. Để đảm bảo khả năng thanh toán được diễn ra thuận lợi.
  • Mức ký quỹ phải luôn được duy trì theo quy định một cách hợp lý. Phải luôn ghi nhớ ngày hợp đồng đáo hạn.
  • Nghiên cứu rõ ràng mọi thông tin về CKPS chuẩn bị đầu tư. Đảm bảo khả năng sinh lời khi tiến hành bán khống và chốt đơn.
  • Mức phí giao dịch và thuế cũng cần phải được tính toán rõ ràng. Dù số lượng giao dịch nhỏ hay lớn đều phải cẩn thận. Ưu tiên lựa chọn sàn có mức phí thấp, tối ưu hóa chi phí đầu tư ở mức thấp nhất.
Lưu ý khi tham gia chứng khoán phái sinh
Lưu ý khi tham gia chứng khoán phái sinh

9. Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh là khi nào

Ngày đáo hạn (Expiration date) là ngày có hiệu lực cuối cùng của những hợp đồng phái sinh. Trước hoặc trong ngày đáo hạn, bạn phải quyết định sẽ làm gì với vị thế của mình.

Trước đáo hạn quyền chọn, người sở hữu hợp đồng có thể thực hiện quyền chọn. Ghi nhận lãi lỗ để nguyên hợp đồng vô giá trị đáo hạn. Mỗi hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh đều có ngày đáo hạn cụ thể. Tại thời điểm đó, hợp đồng sẽ ngừng giao dịch và được chuyển đổi thành tiền mặt.

Khi này, nhà đầu tư có thể mua thêm hoặc bán hợp đồng cho đến ngày đáo hạn hợp đồng. Vào ngày này, tất cả vị thế đan mở cửa sẽ được xem là đóng lại. Theo đó toàn bộ lãi/lỗ sẽ được thanh toán vào tài khoản của bạn tại ngày hôm sau.

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai là thứ Năm lần thứ 3 của tháng đáo hạn hợp đồng. Tháng đáo hạn được quy định theo thứ tự: tháng hiện tại, tháng kế tiếp và tháng cuối cùng của hai quý gần nhất.

Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh
Ngày đáo hạn chứng khoán phái sinh

10. Danh sách công ty chứng khoán phái sinh Việt Nam

Các công ty chứng khoán sau đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh hiện nay bao gồm:

  • Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – Mã HSC.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI – Mã SSI.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán VPS – Mã VPS.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Mã BSC.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT – Mã VNDIRECT.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt – Mã VCSC.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam – Mã KIS.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Chứng khoán Yuanta Việt Nam – Mã YSVN.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán MB – Mã MBS.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán ACB – Mã ACBS.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam – Mã CTS.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Mã VCBS.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – Mã VDSC.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt – Mã TVSI.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán FPT- Mã FPTS.
  • Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam – Mã KBSV.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam – Mã MAS.
Danh sách công ty chứng khoán phái sinh Việt Nam
Danh sách công ty chứng khoán phái sinh Việt Nam

Chứng khoán phái sinh mang nhiều lợi ích vượt trội so với cổ phiếu thông thường. Nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro đầu tư cao, hay nói kiếm lời nhanh nhưng mất cũng không ít. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể nắm được những thông tin về chứng khoán phái sinh. Hãy đọc những bài viết khác trên trang để có thêm nhiều kiến thức đầu tư bổ ích nhé! Chúc bạn đầu tư thành công.

>> Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây

Rate this post
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x