CÓ NÊN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN? 2 LOẠI RỦI RO KHI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

co_nen_dau_tu_chung_khoan

Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết: Có nên đầu tư chứng khoán? 2 loại rủi ro khi đầu tư chứng khoán. Bạn hãy tham khảo ngay nhé!

Khái niệm chứng khoán

 Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định

“1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

  1. Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
  2. Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; 
  3. Chứng khoán phái sinh
  4. Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.”

co_nen_dau_tu_chung_khoan

Chứng khoán có thể là hình thức bút toán ghi sổ, chứng chỉ hay dữ liệu điện tử.

Chứng khoán được phát hành với mục đích huy động vốn cho doanh nghiệp và chính phủ. Các dữ liệu giao dịch chứng khoán được lưu lại tại Trung tâm lưu ký Chứng Khoán Việt Nam và được Nhà nước quản lý.

Khi sở hữu chứng khoán, một người có thể là chủ sở hữu một phần công ty (cổ phiếu) nhưng cũng có thể là chủ nợ của công ty đó (trái phiếu).

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán, còn được biết đến với tên gọi khác, cũng khá phổ biến đó là sàn chứng khoán. Đây là nơi phát hành, giao dịch mua – bán, trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán, thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc có thể thông qua các công ty môi giới chứng khoán. Thị trường chứng khoán được chia làm hai bộ phận dựa trên việc mua, bán chứng khoán lần đầu hay mua bán lại, đó là: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 

Thị trường sơ cấp: nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ một công ty cụ thể để hút nguồn vốn đầu tư, với thị trường sơ cấp, một doanh nghiệp/công ty có thể huy động số vốn lớn trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán sơ cấp chính là nơi chứng khoán được người phát hành bán cho tổ chức, cá nhân. 

co_nen_dau_tu_chung_khoan

Nơi diễn ra việc mua, bán lại chứng khoán, giao dịch chứng khoán chính là thị trường chứng khoán thứ cấp.

 Có thể hiểu, thị trường chứng khoán là tập hợp gồm: người mua và người bán cổ phiếu (chứng khoán), Đó có thể là các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai.

 Các khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán đa phần được thực hiện thông qua môi giới chứng khoán và những nền tảng giao dịch điện tử

Đặc điểm của thị trường chứng khoán

Đặc điểm đầu tiên là để giúp cho thị trường chứng khoán duy trì được tính minh bạch thì các giao dịch đều được thực hiện công khai. Những người tham gia thị trường chứng khoán đều nắm được về thông tin về giá cả cổ phiếu đang được thực hiện giao dịch trên thị trường.

Thị trường chứng khoán cơ bản còn có đặc điểm là 01 thị trường liên tục. Các chứng khoán sau khi đã được phát hành trên thị trường sơ cấp khi ở thị trường thứ cấp, chúng có thể được mua đi bán lại nhiều lần. Với thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư khi muốn có thể chuyển chứng khoán của mình thành tiền mặt bất cứ lúc nào.

Một đặc điểm quan trọng của thị trường chứng khoán đó là tính thanh khoản. Nhờ vào khả năng mua bán nhanh chóng qua thị trường chứng khoán được đánh giá là loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn các loại khác. Cụ thể, cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất. Chứng khoán là loại tài sản bị ảnh hưởng đến giá trị do tác động thông qua biến đổi của thị trường. Các yếu tố tạo nên rủi ro có thể liên quan đến chính trị, lạm phát.

co_nen_dau_tu_chung_khoan

Chứng khoán có khả năng sinh lời ổn định thông qua biến động tăng giá trên thị trường hoặc qua việc chia cổ tức của các doanh nghiệp.

Ngoài ra thị trường chứng khoán còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều có thể tham gia vào thị trường một cách tự do, thị trường không có sự áp đặt về giá cả mà giá cả là được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu giữa người bán, người mua.

Có nên đầu tư chứng khoán không?

Trong thời đại hiện nay, việc đầu tư chứng khoán để sinh lời đã trở nên quen thuộc và phổ biến hơn bao giờ hết.

Sự thật là không phải cứ bỏ tiền ra đầu tư thì sẽ sinh lời. Để đầu tư chứng khoán cần có thời gian tìm hiểu, quan sát thị trường, đặc biệt phải có kiến thức cơ bản về chứng khoán cũng như thị trường chứng khoán.

Thực tế, không giống như bất động sản, đầu tư chứng khoán không mất quá nhiều vốn. Bởi vì nhiều người muốn đầu tư với mức vốn thấp, lời lãi nhanh chóng rõ ràng, việc mua – bán đơn giản, không mất thời gian và đặc biệt là tính thanh khoản cao nên chứng khoán là lựa chọn hàng đầu của họ.

Chứng khoán được nhiều chuyên gia tài chính và những người có kinh nghiệm đánh giá là một kênh đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, bởi vì được quản lý một cách chặt chẽ và minh bạch tại thị trường Việt Nam nên dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra, các sàn chứng khoán ở Việt Nam được quản lý vô cùng chặt chẽ và minh bạch bởi nhiều cơ quan chứng năng và các thành viên thị trường nên giữa rất nhiều kênh đầu tư hiện nay, đầu tư chứng khoán luôn là một kênh tốt và hiệu quả.

co_nen_dau_tu_chung_khoan

Tuy nhiên, khi quyết định tham gia vào sàn chứng khoán cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Xác định loại hình đầu tư chứng khoán bản thân hướng đến.
  • Phải tìm hiểu, trau dồi kiến thức kỹ càng về chứng khoán; đọc các báo cáo về tài chính, phân tích tình hình kinh tế vi mô, vĩ mô… một cách thường xuyên.
  • Nếu chưa có kinh nghiệm hay chưa đủ tự tin nên tìm đến nhà môi giới chứng khoán giỏi, uy tín để được hỗ trợ. 
  • Nếu chỉ muốn có thêm thu nhập chắc chắn hơn thì có thể lựa chọn chứng chỉ quỹ hay trái. Nếu thích rủi ro, mạo hiểm và có thể kiếm lãi nhiều hơn có thể nghĩ đến đầu tư cổ phiếu. Xác định rõ ràng số tiền đầu tư, biết cách phân bổ hợp lý. 
  • Bám sát xu hướng, cập nhật liên tục những tin tức về thị trường trong quá trình giao dịch

Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán

Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán sẽ xuất hiện khi biến động về lãi suất và lạm phát, thanh khoản, pháp lý hay truyền thông ảnh hưởng đến giá chứng khoán.

Nhìn chung có hai loại là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống (rủi ro cụ thể).

co_nen_dau_tu_chung_khoan

Rủi ro hệ thống 

Là nhóm rủi ro vốn không chỉ một cổ phiếu hoặc ngành cụ thể mà còn có với toàn bộ hoặc phân khúc thị trường. Đây là loại rủi ro mà không thể đoán trước và không thể tránh hoàn toàn được. 

Rủi ro hệ thống có nhiều loại, có thể kể đến như:

  • Rủi ro giá cả hàng hóa: Việc tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán, nhất là những mặt hàng liên quan tới chính sách tài khóa của Nhà nước như xăng, dầu, điện, gas đều phụ thuộc vào giá cả hàng hóa.
  • Rủi ro thanh khoản: Sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện thay đổi đã tạo ra rủi ro này. Khi khối lượng giao dịch lớn, nhà đầu tư dễ dàng trao đổi cổ phiếu. Nếu giao dịch diễn ra với khối lượng thấp, nhà đầu tư gặp khó khăn trong chuyện chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt.
  • Rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất: Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy thị giá chứng khoán  tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá chứng khoán giảm và ngược lại. rong khi đó, lạm phát khiến giá trị của đồng tiền thay đổi, ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của nhà đầu tư trong tương lai.

Các nhà đầu tư muốn quản lý được rủi ro hệ thống thì nên đảm bảo rằng danh mục gồm nhiều loại tài sản khác nhau như thu nhập cố định, tiền mặt và bất động sản. Mỗi loại sẽ phản ứng khác nhau trong trường hợp có thay đổi hệ thống lớn. Chẳng hạn, việc tăng lãi suất sẽ làm một số trái phiếu mới phát hành có giá trị hơn, đồng thời khiến một số cổ phiếu doanh nghiệp giảm. Trong trường hợp này, một danh mục đầu tư kết hợp nhiều chứng khoán sẽ bù trừ cho kênh bị mất giá, giúp ổn định tỷ suất sinh lời.

Rủi ro phi hệ thống

 Đây là loại rủi ro chỉ xảy ra với một công ty hoặc ngành cụ thể. Rủi ro này được mô tả như là những yếu tố không chắc chắn vốn có trong một công ty hoặc ngành cụ thể.

Các nhà đầu tư có thể lường trước một số nguồn rủi ro phi hệ thống, nhưng khó để nhận thức, phòng tránh được tất cả. 

Ví dụ như, một nhà đầu tư rót tiền vào cổ phiếu chăm sóc sức khỏe có thể biết rằng sắp có một sự thay đổi lớn trong chính sách y tế, nhưng có thể không biết đầy đủ các chi tiết cụ thể của luật mới cũng như cách các công ty và người tiêu dùng sẽ phản ứng ra sao.

  • Rủi ro xếp hạng: Trong thị trường hiện nay, phần lớn các ngành công nghiệp, dịch vụ đều có hệ thống đánh giá, xếp hạng hàng năm. Nếu những doanh nghiệp giảm hạng so với năm trước thì  giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm và cổ phiếu xuống giá.
  • Rủi ro lạc hậu:  Khi các sản phẩm rơi vào tình trạng lỗi thời, không có giá trị đổi mới, không tăng trưởng lợi nhuận trong nhiều năm khiến doanh nghiệp trở nên trì trệ, giá cổ phiếu giảm sút thì sẽ dẫn đến rủi ro lạc hậu và sẽ xảy ra ở nhiều ngành sản xuất.
  • Rủi ro quản trị dòng tiền: Sự kiểm soát chi phí và nguồn vốn kém gây tổn hại tới giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất không hiệu quả và giảm giá cổ phiếu.
  • Rủi ro truyền thông: Ngày càng phổ biến trong thời đại số, doanh nghiệp có thể đối mặt sự kiện và nội dung xấu từ nhiều phía hoặc thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu, khiến giá cổ phiếu giảm nhanh.
  • Rủi ro pháp lý:  Khi  không nắm vững pháp luật chứng khoán có thể tạo ra nguy cơ vi phạm cao đối với các nhà đầu tư. Với các doanh nghiệp, những thay đổi của pháp luật, thắt chặt chính sách gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Rủi ro phi hệ thống có thể được hạn chế nhờ phương pháp đầu tư đa dạng hóa. Muốn giảm thiểu rủi ro này bạn nên mua cổ phiếu của các công ty khác nhau. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tích cực theo dõi thông tin và biến động thị trường, tập trung đầu tư dài hạn hoặc tìm đến các bên thứ ba giúp quản lý và tư vấn chuyên nghiệp.

Rate this post