Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch là gì? 5 điều cần biết về cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

co-phieu-bi-han-che-giao-dich-la-gi

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch là một khái niệm khá xa lạ. Bởi lẽ, nhiều nhà đầu tư biết đến các cổ phiếu phổ biến như cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Vậy cổ phiếu hạn chế giao dịch là gì? Khi nào cổ phiếu bị hạn chế giao dịch? Và cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch. Chúng ta cùng tham khảo qua bài viết sau nhé.

1. Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch là gì?

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch là loại cổ phiếu được nắm giữ bởi các cổ đông trong nội bộ công ty (như giám đốc điều hành). Tuy nhiên điều đặc biệt là cổ phiếu này chưa được đăng ký quyền sở hữu. Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch sẽ không thể chuyển nhượng và chủ yếu được giao dịch theo quy định của Uỷ ban chứng khoán nhà nước (SSC).

Cổ phiếu hạn chế giao dịch là cổ phiếu hạn chế về mặt thời gian, bị tạm ngưng giao dịch. Thậm chí đôi khi bị đình chỉ giao dịch trong trường hợp giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường, vốn chủ sở hữu âm… Mà tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành không có biện pháp khắc phục nguyên nhân.

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch cũng là một hình thức bồi thường điều hành. Tuy nhiên, cổ phiếu không thể chuyển nhượng này được phát hành cho nhân viên đi kèm với 1 số điều kiện cụ thể khác. Các hạn chế chuyển nhượng nhằm ngăn chặn việc bán cổ phần sớm làm ảnh hưởng xấu đến công ty.

Các hạn chế bao gồm thời gian xét tuyển có thể kéo dài vài năm, với điều kiện là nhân viên sẽ tiếp tục làm việc tại công ty trong một số năm hoặc cho đến khi đạt được một mốc quan trọng cụ thể của công ty. Việc sử dụng cổ phiếu hạn chế là phổ biến nhất ở các công ty thành lập muốn tạo động lực cho nhân viên bằng cách chia cho họ một phần vốn chủ sở hữu.

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch là gì?
Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch là gì?

2. Khi nào cổ phiếu bị hạn chế giao dịch?

Theo quy định, tại Điều 39,40 41 Quyết định 17/QĐ-HĐTV và Luật Chứng Khoán 2019, cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trong những trường hợp sau:

  • Khi tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát quá 45 ngày so thời hạn quy định.
  • Tổ chức niêm yết không đưa ra biện pháp khắc phục nguyên nhân. Dẫn đến tình trạng cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán.
  • Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Mặc dù đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
  • Tổ chức niêm yết bị đình chỉ theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước. Do xét thấy có những hành vi không phù hợp.
  • Sở Giao dịch chứng khoán xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Do đó mới hạn chế cổ phiếu giao dịch, đồng thời cũng bảo đảm sự ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán. Việc đình chỉ này tất nhiên phải báo cáo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Uỷ ban Chứng khoán quốc tế.
Khi nào cổ phiếu bị hạn chế giao dịch
Khi nào cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

3. Đặc điểm của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trở nên phổ biến vào giữa những năm 2000 – khi các công ty bắt buộc phải dành cổ phiếu để khuyến khích nhân viên tiếp tục làm việc trong một thời gian hoặc đạt được các chỉ tiêu cụ thể. Đó là một trong số các điều kiện nhất định cần đáp ứng để có thể chuyển nhượng (vesting).

Những người trong cuộc sẽ được cung cấp cổ phiếu bị hạn chế giao dịch sau hoạt động mua bán và sáp nhập, hoạt động bảo lãnh hay hoạt động mở rộng chi nhánh để ngăn chặn việc bán sớm có thể ảnh hưởng xấu đến công ty. Một giám đốc điều hành có thể mất cổ phiếu bị hạn chế giao dịch nếu như rời công ty, hay không đạt được các mục tiêu hiệu suất của công ty hay cá nhân.

Các quy định của SEC chi phối việc giao dịch cổ phiếu bị hạn chế giao dịch được nêu trong Quy tắc 144 của SEC. Trong đó mô tả việc đăng kí và giao dịch công khai Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch và các giới hạn về thời gian và khối lượng nắm giữ.

Đặc điểm của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch
Đặc điểm của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

4. Cách thức hoạt động của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch cung cấp cho nhân viên cổ phần trong công ty, nhưng chúng không có giá trị hữu hình trước khi họ quyết định. Tuy vậy, mục đích là để tạo động lực cho nhân viên làm việc và gắn bó với công ty. Lịch trình giao dịch do một công ty thiết lập xác định thời điểm nhân viên có toàn quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp này các đơn vị cổ phiếu bị hạn chế). Cổ phiếu bị hạn chế giao dịch định một mức giá thích hợp tại thời điểm giao dịch của chúng.

Cổ phiếu hạn chế giao dịch trở nên phổ biến vào giữa những năm 2000. Khi các công ty phải chi trả các khoản trợ cấp quyền chọn mua cổ phiếu. Lúc này, cổ phiếu bị hạn chế giao dịch thường được sử dụng như một hình thức trả công cho nhân viên. Lúc đó nó thường có thể chuyển nhượng khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Chẳng hạn như nhân viên tiếp tục làm việc trong một khoảng thời gian cho tới khi công ty đạt được một mốc phát triển cụ thể.

Những người trong cuộc được trao cổ phiếu bị hạn chế giao dịch này sau hoạt động mua bán sáp nhập, bảo lãnh phát hành để ngăn chặn việc bán sớm. Vì điều này có thể ảnh hưởng xấu tới công ty.

Mặt khác, bất cứ một nhân viên nào cũng có thể mất cổ phiếu hạn chế. Nếu người đó rời công ty hoặc không đáp ứng được các mục tiêu hoạt động. Hoặc khi vi phạm các quy định giao dịch của Ủy ban giao dịch chứng khoán cũng có thể làm mất cổ phiếu này.

Cách thức hoạt động của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch
Cách thức hoạt động của cổ phiếu bị hạn chế giao dịch

5. Cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch?

5.1 Đối với tổ chức niêm yết

Doanh nghiệp có cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch cần ngay lập tức trình diện. Đồng thời phải có giải pháp khắc phục sau khi nhận quyết định. Những giải pháp bao gồm:

  • Công bố các văn bản như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,… theo quy định.
  • Thông báo thông tin tới các cổ đông lớn để cùng biểu quyết đưa ra biện pháp xử lý.
  • Thông báo thông tin tới các cổ đông nội bộ, cổ đông bên ngoài cũng như các bên liên quan khác.
  • Thông báo thông tin về biện pháp kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp.
  • Những thông tin do tổ chức niêm yết công bố phải rõ ràng, minh bạch. Đồng thời phải duy trì việc công bố trong tối thiểu 6 tháng kể từ ngày bị đình chỉ.
  • Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều biện pháp để khắc phục. Dựa vào đó, Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét về thời hạn đình chỉ của cổ phiếu. Cổ phiếu sau đó vẫn có thể tiếp tục bị đình chỉ. Hoặc cổ phiếu được chuyển sang diện kiểm soát, hạn chế hay cảnh báo.
Cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ
Cần làm gì khi cổ phiếu bị đình chỉ

5.2 Đối với nhà đầu tư

Theo quy định, những cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch tại sở chứng khoán Hồ Chí Minh sẽ được chuyển sang sàn UPCOM. Vì vậy, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch những cổ phiếu này.

Tuy nhiên đổi lại tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ không cao. Và đồng thời giá cũng bị giảm đáng kể.

Nếu doanh nghiệp không có những giải pháp khắc phục hợp lý, cổ phiếu sẽ bị đình chỉ trên cả sàn giao dịch chứng khoán UPCOM. Lúc này, nhà đầu tư cần bảo vệ quyền lợi bằng cách liên hệ với doanh nghiệp. Qua đó, nhà đầu tư nắm được chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp. Mặt khác, ta cũng có thể bán cổ phiếu dưới dạng thỏa thuận riêng giữa các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, những biện pháp trên đây chỉ giải quyết được một phần vấn đề. Bởi khi cổ phiếu bị đình chỉ, nhà đầu tư chắc chắn sẽ bị thua lỗ ít nhiều. Vì vậy, để tránh rủi ro, bạn cần tìm hiểu kỹ về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cần theo dõi thông tin về cổ phiếu trong diện cảnh báo, hạn chế để tránh giao dịch.

>> Xem thêm:

Tóm lại, cổ phiếu bị đình chỉ là do doanh nghiệp có những động thái chưa phù hợp. Hoặc cũng có thể là một phương pháp tạo động lực cho nhân viên gắn bó với công ty. Tuy vậy, việc đình chỉ giao dịch cổ phiếu là điều không mong muốn đối với nhà đầu tư. Hy vọng bài viết có thể cung cấp đến các bạn một số thông tin hữu ích. Bạn cũng có thể đọc những bài viết khác về cổ phiếu và chứng khoán trên trang để bổ sung thêm kiến thức nhé. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn.

>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây

Rate this post