Cổ phiếu OTC là gì? 6 điều nhất định phải biết về cổ phiếu OTC

co-phieu-OTC-la-gi

Cổ phiếu là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong đầu tư chứng khoán. Có 2 loại phổ biến thường thấy là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại cổ phiếu khác. Đối với các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường thì cần phải bổ sung nhiều kiến thức về các thuật ngữ phổ biến. Và bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cổ phiếu OTC là gì nhé!

1. Cổ phiếu OTC là gì?

OTC là viết tắt của Over The Counter – mang nghĩa phương thức giao dịch thực hiện tại quầy không chính thức. Cổ phiếu OTC là cổ phiếu chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán khác như HNX, HOSE,…

Cổ phiếu OTC chỉ được niêm yết và giao dịch phi tập trung trên các sàn giao dịch chứng khoán OTC

Có hai loại cổ phiếu mua tự do:

  • “Cổ phiếu có mã lưu ký”: Đây là loại chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) quản lý.
  • “Cổ phiếu chưa có mã số lưu ký”: Là cổ phiếu được quản lý bởi công ty chứng khoán quản lý sổ đăng ký cổ đông hoặc bộ phận quản lý cổ đông của công ty phát hành chứng khoán.

Tính thanh khoản của cổ phiếu OTC thường thấp hơn so với cổ phiếu tại thị trường tập trung. Tuy nhiên, thị trường phi tập trung hoạt động dựa trên các thỏa thuận về giá cả và khối lượng giữa người mua và người bán, không có địa điểm thực tế. Tất cả các giao dịch được thực hiện qua trung gian, được duy trì bởi các công ty môi giới chứng khoán như các trang web và diễn đàn. Chúng đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường bằng cách báo giá và sau đó mua và bán chứng khoán.

Cổ phiếu OTC là gì?
Cổ phiếu OTC là gì?

2. Phân loại cổ phiếu OTC

2.1 Cổ phiếu ưu đãi

Đây là loại cổ phiếu thường được bán cho nhân viên nội bộ doanh nghiệp trước khi phát hành. Cổ phiếu ưu đãi OTC cũng giống như cổ phiếu ưu đãi thông thường, sẽ có hạn chế nhất định. Trong đó đặc trưng nhất là việc bị hạn chế quyền chuyển nhượng.

Thông thường giá cổ phiếu ưu đãi rẻ hơn 40% so với giá bán thực tế của nó. Tuy nhiên phải mất sau 3 năm, người sở hữu mới có thể chuyển nhượng cho người khác. Hoặc sau 3 năm cổ phiếu này sẽ được công ty mua lại.

2.2 Cổ phiếu ủy thác

Thông thường các doanh nghiệp lần đầu phát hành chứng khoán sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Do vậy, họ sẽ nhờ một công ty chứng khoán đại điện cho họ để phát hành chứng khoán. Việc thuê bên thứ 3 như vậy giúp doanh nghiệp không cần phải trực tiếp tham gia đấu giá. Vì thế có thể tránh được rủi ro trong quá trình đấu giá. Ví dụ như việc thắng bị hớ hoặc đưa ra giá quá thấp không trúng thầu. Sau khi đấu giá xong, phần chứng khoán được chia lại theo tỷ lệ đã quy định trước đó với chi phí uỷ thác từ 1 – 2%.

2.3 Cổ phiếu trực tiếp

Cổ phiếu trực tiếp có tên gọi khác là cổ phiếu tự do. Trái với cổ phiếu uỷ thác ở trên, nhà đầu tư sẽ tự mình phát hành chứng khoán. Vì vậy giá cổ phiếu trực tiếp sẽ cao hơn cổ phiếu uỷ thác đồng thời có tính thanh khoản của cổ phiếu cao hơn và hạn chế các phí phát sinh do uỷ thác.

Phân loại cổ phiếu OTC
Phân loại cổ phiếu OTC

3. Đặc điểm của cổ phiếu OTC

3.1 Ưu điểm cổ phiếu OTC

Lợi nhuận cao: vì không chịu ảnh hưởng quá nhiều vào thị trường bởi tất cả giao dịch đều được thực hiện trên cơ chế “thuận mua vừa bán”. Ngoài ra tại sàn OTC, các mã cổ phiếu chưa lên sàn, nên có thể lên xuống phụ thuộc vào cung cầu. Ta hoàn toàn có thể mua được những cổ phiếu tiềm năng với mức giá cổ phiếu rất thấp.

Có nhiều lựa chọn và cơ hội hơn: bởi vì ta có thể mua những cổ phiếu còn chưa được niêm yết trên sàn. Thị trường cổ phiếu OTC cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu của các công ty đã và thậm chí chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Tức là bạn có thể sở hữu những cổ phiếu trước khi chúng được đưa lên sàn. Trong khi điều này là không được cho phép ở thị trường giao dịch tập trung. Điều này làm ta có nhiều lựa chọn và cơ hội kiếm lời cao. Ngoài ra, ta có thể làm đa dạng danh mục đầu tư hơn vì có nhiều cơ hội như thế.

Bất kể thời gian: Thị trường OTC hoạt động không ngừng nghỉ mọi lúc, mọi nơi, kể cả thứ bảy và chủ nhật, thậm chí là những ngày lễ. Đây lại là thời điểm hoạt động sôi nổi nhất của thị trường OTC.

Quy trình đơn giản: chính sách tự thỏa thuận làm cho các giao dịch trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tại sàn chứng khoán OTC, quy trình và thủ tục vô cùng đơn giản khi tiến hành giao dịch. Thêm vào đó thời gian thanh toán có thể linh động và đa dạng.

3.2 Rủi ro cổ phiếu OTC

Chắc chắn là ưu điểm luôn đi kèm với nhược điểm. Bất kì loại cổ phiếu nào cũng đi kèm với rủi ro khi đầu tư cao, cổ phiếu OTC cũng vậy. Điều quan trọng rằng ta biết cách hạn chế tối đa rủi ro như thế nào.

Rủi ro về thanh khoản: vì là thuận mua vừa bán nên cả hai phải tự tìm đến nhau để thực hiện giao dịch. Và khi thị trường biến động giảm giá mạnh, thì rất khó để ta tìm được người mua.

Rủi ro thị trường: Thị trường OTC không có tính đồng nhất về giá của cổ phiếu, nên sẽ xảy ra nhiều trường hợp nhà đầu tư bị mua “hớ”.

Rủi ro về thông tin: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn nên sẽ không có các báo cáo tài chính được kiểm toán. Vì vậy, các thông tin được cho là thiếu minh bạch và chính xác. Nhà đầu tư mua cổ phiếu OTC cần xem xét kỹ trước khi mua

Vậy nên sàn đầu tư OTC là nơi dành cho những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cực cao. Bởi những hành vi lừa đảo và làm giá rất dễ xảy ra. Đồng thời sẽ tốn thêm mức phí cho bên trung gian cao hơn so với các thị trường khác. Nên đây là sân chơi cho nhà đầu tư lâu năm, chịu chơi và có khả năng nhận định tốt.

Đặc điểm cổ phiếu OTC
Đặc điểm cổ phiếu OTC

4. So sánh cổ phiếu phi tập trung OTC và cổ phiếu tập trung

OTC là một dạng cổ phiếu phi tập trung, chắc sẽ sẽ có nhiều điểm khác biệt so với cổ phiếu tập trung. Điểm giống nhau của cả hai là đều hoạt động và chịu chi phối của Luật chứng khoán Việt Nam.

Vậy cổ phiếu OTC và cổ phiếu tập trung có các điểm khác nhau nào. Cùng điểm qua một số sự khác nhau sau đây nhé:

Cổ phiếu phi tập trung OTC

Cổ phiếu tập trung

Phương thức giao dịch

Trên thị trường phi tập trung: website, diễn đàn,… Giao dịch trên thị trường tập trung: sàn điện tử như HOSE, HNX,…

Giá

Giá được thoả thuận theo nguyên tắc “Thuận mua vừa bán” Được niêm yết cố định trên bảng giá điện tử tại sàn

Cơ quan quản lý

Trung tâm lưu ký (VSD) hoặc phòng quản lý cổ đông của công ty phát hành hoặc công ty chứng khoán giữ sổ cổ đông Sở giao dịch quản lý

Thời gian thanh toán

Thực hiện thanh toán với cơ chế linh hoạt, đa dạng Thực hiện thanh toán giao dịch với thời gian thanh toán cụ thể T + N

Lợi nhuận và rủi ro

Lợi nhuận có thể cao hơn và đi kèm với rủi ro cao Mức độ rủi ro và lợi nhuận thấp hơn.
So sánh cổ phiếu OTC
So sánh cổ phiếu OTC

5. Hướng dẫn giao dịch trên sàn OTC

Nhìn chung, cách giao dịch trên sàn OTC khá đơn giản, gồm 3 bước sau:

  • Bước 1: Trước hết cần đăng ký tài khoản chứng khoán trực tiếp tại sàn giao dịch hoặc các trụ sở, chỉ nhánh của sàn giao dịch OTC.
  • Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn các mã chứng khoán được bán trên thị trường OTC. Lưu ý rằng bạn cần tìm hiểu thật kỹ về nguồn bán cổ phiếu OTC nhé.
  • Bởi vì thị trường OTC đầy rẫy những rủi ro, vậy nên cần cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Bước 3: Sau khi đã cân nhắc và quyết định lựa chọn mã OTC xong thì tiến hành giao dịch. Bằng cách liên hệ và thoả thuận với các tổ chức phát hành để mua cổ phiếu OTC.
Hướng dẫn giao dịch trên sàn OTC
Hướng dẫn giao dịch trên sàn OTC

>> Tìm hiểu thêm: Cổ phiếu ESOP là gì?

6. Cách lựa chọn cổ phiếu OTC để đầu tư

Tính thanh khoản cao: Nếu nhà đầu tư mua những mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch quá thấp thì sẽ có nguy cơ khó thu hồi vốn. Bên cạnh đó thì giá trị cổ phiếu trên thị trường cũng khó có sự tăng trưởng. Vậy nên nhà đầu tư cần cân nhắc chọn cổ phiếu có tính thanh khoản cao.

Tính minh bạch rõ ràng: Nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ về tình hình doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Vì thị trường OTC có rất nhiều rủi ro, có nhiều thông tin không rõ ràng để trục lợi. Vậy nên hãy tỉnh táo và cân nhắc thật kỹ và cẩn trọng trong quyết định đầu tư nhé.

Cân nhắc khi thị trường có biến động mạnh: Khi thị trường có biến động mạnh, giá chứng khoán sẽ liên tục tăng giảm với biên độ lớn tạo nên những khoảng chênh lệch về giá. Đây là thời điểm rủi ro cần hạn chế tham gia thị trường. Tuy vậy, nếu nhà đầu tư có thể chớp lấy thời cơ thì vẫn có thể kiếm được một khoản lợi nhuận lớn đấy.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Dĩ nhiên là nên làm vậy để san sẻ bớt rủi ro. Bất kỳ trong thị trường nào cũng vậy chứ không riêng gì OTC. Không nên dồn tất cả tài sản vào cùng một danh mục đầu tư. Điều này đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong những bài viết về chứng khoán. Các nhà đầu tư nên nhớ hãy thực hiện và đừng lơ nó đi nhé.

Cách lựa chọn cổ phiếu OTC để đầu tư
Cách lựa chọn cổ phiếu OTC để đầu tư

Tóm lại, cổ phiếu OTC là những cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam như HNX, HOSE, UPCOM. Cổ phiếu này sẽ được giao dịch trên quầy không chính thức của các công ty chứng khoán. Thị trường OTC đầy rẫy những rủi ro nhưng cũng nhiều cơ hội với lợi nhuận cao. Nguyên tắc trong giao dịch của thị trường phi tập trung này là thuận mua vừa bán. Ta có thể trao đổi mua bán dễ dàng với thời gian thanh toán linh hoạt.

Tuy vậy, cần phải kiểm chứng thông tin thật kỹ càng trước khi quyết định mua vì một số cổ phiếu OTC không minh bạch. Khi thị trường biến động mạnh, đây cũng vừa là rủi ro vừa là cơ hội cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Nếu có thể tận dụng được thị trường trong khoản thời gian ngắn hạn, nhà đầu tư có thể đem về một khoản lời lớn. Và cuối cùng đừng quên đa dạng hóa danh mục đầu tư nhé!

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư. Chúc các bạn luôn đạt được mục tiêu của mình đặt ra và thành công trong cuộc sống.

>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây

Rate this post