Trong chứng khoán, để phân tích xu hướng giá cổ phiếu và tín hiệu giao dịch, các nhà đầu tư thường sử dụng các chỉ báo kỹ thuật. Trong đó có đường MACD – một chỉ báo được sử dụng phổ biến. Vì đâu nó thông dụng như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ thông qua khái niệm , cách tính toán, các ưu và nhược điểm của nó.
1. Giới thiệu về đường MACD
Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một chỉ báo kỹ thuật được tính toán dựa trên sự khác biệt giữa hai đường trung bình động EMA với chu kỳ khác nhau.
Nó được phát triển bởi Gerald Appel vào những năm 1970 và trở thành một công cụ hữu ích để phân tích kỹ thuật chứng khoán. MACD được sử dụng để đo lường sự khác biệt giữa hai đường trung bình động, từ đó đưa ra các tín hiệu mua vào và bán ra.
Khi đường MACD cắt lên đường trung bình động ngắn hạn, khi đó tín hiệu mua vào được cho là xuất hiện. Ngược lại, khi đường MACD cắt xuống đường trung bình động ngắn hạn, thì tín hiệu bán ra được cho là xuất hiện.
Ngoài ra, đường MACD cũng có thể được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường và giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
2. Công thức tính toán đường MACD
Công thức tính đường MACD như sau:
MACD = EMA( Close, 12) – EMA( Close, 26)
Trong đó:
- EMA là đường trung bình động một chiều, được tính dựa trên giá đóng cửa của cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định.
- Close là giá đóng cửa của cổ phiếu.
3. Cách sử dụng đường MACD trong phân tích kỹ thuật chứng khoán
3.1 Phân tích tín hiệu mua và bán từ đường MACD
- Tín hiệu mua: Khi đường MACD cắt lên trên đường trung bình đơn giản (SMA) 9 ngày, đó là tín hiệu mua. Điều này cho thấy xu hướng tăng của giá cổ phiếu có thể sắp bắt đầu. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư có thể xem xét việc mua cổ phiếu.
- Tín hiệu bán: Khi cắt xuống dưới đường SMA 9 ngày, đó là tín hiệu bán. Lúc này xu hướng giảm giá của cổ phiếu có thể sắp bắt đầu. Và các nhà đầu tư có thể xem xét việc bán cổ phiếu.
3.2 Sử dụng đường MACD kết hợp với các chỉ báo khác
Khi đường MACD cắt lên trên đường SMA 9 ngày và chỉ báo RSI nằm ở mức dưới 30, đó là tín hiệu mua tốt. Chỉ báo RSI đo lường sức mạnh của một xu hướng. Ở mức dưới 30 cho thấy cổ phiếu đang được bán quá mức và có thể sẽ tăng giá trong thời gian tới.
Khi đường MACD cắt xuống dưới đường SMA 9 ngày và chỉ báo RSI nằm ở mức trên 70, đó là tín hiệu bán tốt. RSI ở mức trên 70, cổ phiếu đang được mua quá mức và có thể sẽ giảm giá trong thời gian tới.
Ngoài ra, còn có các chỉ báo khác như Bollinger Bands, Moving Average và Volume. Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối khi sử dụng những lý thuyết để áp dụng vào việc phân tích kỹ thuật. Khi đưa ra quyết định đầu tư, bạn nên xét thêm nhiều yếu tố khác.
4. Ưu điểm và hạn chế của đường MACD
4.1 Ưu điểm của đường MACD
Ngoài việc giúp nhà đầu tư xác định xu hướng giá hay tìm kiếm tín hiệu mua, bán thì nó còn:
- Đơn giản và dễ sử dụng: Đường MACD được tính toán dựa trên các giá trị trung bình đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng. Do đó khi phân tích, các nhà đầu tư dễ dàng sử dụng hơn.
- Độ chính xác cao: Khả năng cung cấp tín hiệu mua và bán chính xác hơn các công cụ khác. Vì thế các nhà đầu tư có thể xác định xu hướng giá và đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.
- Dễ tùy chỉnh: Cho phép các nhà đầu tư tùy chỉnh các tham số, như thời gian chu kỳ, để phù hợp với chiến lược giao dịch của họ. Điều này giúp tăng tính linh hoạt của công cụ phân tích này.
- Tính nhạy cảm với sự biến động giá: Có khả năng phản ánh tốt sự biến động giá cổ phiếu. Giúp các nhà đầu tư xác định được các xu hướng giá cổ phiếu. Và đưa ra quyết định giao dịch chính xác, kịp thời.
4.2 Nhược điểm của đường MACD
- Tín hiệu chậm: MACD có thể cung cấp tín hiệu chậm, do đó có thể bỏ lỡ những cơ hội giao dịch quan trọng.
- Tín hiệu giả: Dao động ngắn hạn có thể làm cho MADC đưa tín hiệu giả. Do đó, nhà đầu tư cần phải xem xét cẩn thận để đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cổ phiếu: Khi giá cổ phiếu biến động quá lớn, chỉ báo MACD có thể không còn hiệu quả trong việc đánh giá xu hướng giá và tín hiệu giao dịch.
- Không phù hợp với một số loại chứng khoán: Các loại chứng khoán có tính thanh khoản thấp hoặc khối lượng giao dịch không đủ lớn thì sẽ không phù hợp.
5. Kinh nghiệm áp dụng đường MACD
Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn làm tăng khả năng của MACD khi sử dụng:
- Kết hợp với các chỉ báo khác: Nên kết hợp với các chỉ báo khác như RSI, Bollinger Bands, Moving Average, Stochastic Oscillator để tăng độ chính xác của tín hiệu.
- Sử dụng kết hợp với xác suất: Khi sử dụng đường MACD để phân tích, không nên quyết định chỉ dựa trên một tín hiệu duy nhất mà cần tính đến xác suất của việc đó xảy ra.
- Không sử dụng độc lập: Đường MACD không nên được sử dụng độc lập mà phải kết hợp với các yếu tố khác. Chẳng hạn như tin tức thị trường, biến động của các chỉ số chứng khoán, tâm lý thị trường.
- Tập trung vào xu hướng chung: Đường MACD nên được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường và tập trung vào các tín hiệu đảo chiều trong xu hướng đó.
- Không sử dụng quá nhiều chỉ báo: Nên hạn chế sử dụng quá nhiều chỉ báo khác nhau. Vì điều này có thể làm phức tạp quá trình phân tích và đưa ra quyết định đầu tư sai lầm.
- Xác định điểm dừng lỗ và lợi nhuận: Trong quá trình giao dịch, cần xác định điểm cắt lỗ và lợi nhuận phù hợp để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận.
Tóm lại, đường MACD là một công cụ hữu ích. Các nhà đầu tư cần nên có kiến thức và kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật để sử dụng hiệu quả. Nếu sử dụng đúng cách, đường MACD có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả và đạt được lợi nhuận mong muốn trên thị trường chứng khoán.
Kiến thức bổ sung:
- Cổ phiếu Penny là gì
- Cổ phiếu đầu cơ là gì
- Cổ phiếu ESOP là gì
- Cổ phiếu giá trị là gì
- Cổ phiếu Midcap là gì
>> Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây

Tôi là Đặng Trọng Khang, người sáng lập & chia sẻ Phương Pháp Đầu Tư Chứng Khoán Theo LUẬT NHÂN QUẢ (Causality Investing). Một hệ thống mang tính ứng dụng rất cao và dễ dàng áp dụng, giúp mọi Nhà Đầu Tư đạt được thành công trong thị trường.