Khi tiến hành định giá cổ phiếu nhà đầu tư thường dựa vào giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Đây cũng là cách được dùng rộng rãi vì có thể định lượng hiệu quả được giá trị của doanh nghiệp. Vậy giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong chứng khoán? Công thức tính là gì? Chỉ số này có liên quan gì với P/B? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
1. Giá trị sổ sách của cổ phiếu là gì
Trước khi tìm hiểu về giá trị sổ sách của cổ phiếu cần nắm rõ về giá trị sổ sách. Giá trị sổ sách (Book Value) là giá trị của doanh nghiệp được đánh giá theo giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đó sau khi đã trừ đi các khoản nợ.
Giá trị sổ sách của một cổ phiếu hay Book value per Share được viết tắt là BVPS. Trên lý thuyết, BVPS thể hiện số tiền mà doanh nghiệp thu được nếu thanh lý toàn bộ tài sản và trừ đi hết các khoản nợ phải trả. Dựa vào đó, các nhà đầu tư có thể tìm được giá trị cổ phiếu thực tế. Thường thì đây là giá trị trên một cổ phiếu mà nhà đầu tư sẽ được bồi thường. Trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hay phá sản.
Chỉ số BVPS càng cao cho thấy vốn hóa doanh nghiệp càng lớn. Điều này tạo nên tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư. Ngược lại nếu như chỉ số BVPS đang âm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang kinh doanh không tốt. Nếu quyết định đầu tư có thể gặp rủi ro.
Khi BVPS thấp hơn giá cổ phiếu trên thị trường có thể cổ phiếu đang được định giá quá cao. Bởi vì giá cổ phiếu đang cao hơn giá mà được hưởng. Nếu BVPS lớn hơn giá cổ phiếu, đây có thể là thời điểm hợp lý để mua cổ phiếu.
2. Công thức tính Giá trị sổ sách cổ phiếu BVPS
BVPS = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ)/ Số lượng cổ phiếu lưu hành
Ví dụ: Tính giá trị sổ sách 1 cổ phiếu của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Số liệu được trích từ báo cáo tài chính ngày 31/12/2022 như sau:
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty VNM năm 2022
- Tổng tài sản: 48,482 tỷ VNĐ
- Tài sản nếu công ty ngừng hoạt động sẽ không còn giá trị có: Tài sản cố định vô hình và lợi thế thương mại.
- Tài sản cố định vô hình: 1,042 tỷ VNĐ
- Lợi thế thương mại: 1,567 tỷ VNĐ
- Nợ phải trả: 15,666 tỷ VNĐ
- Cổ phiếu đang lưu hành: 2,089 triệu cổ phiếu
Vậy theo công thức:
BVPS = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Nợ)/ Số lượng cổ phiếu lưu hành
= (48,482 – 1,042 – 1,567 – 15,666)/2,089 =14,460 (đồng/cp)
Vậy giá trị ghi sổ của một cổ phiếu của Vinamilk là 14,460 đồng/cp.
3. Ý nghĩa của giá trị ghi sổ của cổ phiếu
Như đã được nêu ở trên, giá trị ghi sổ BVPS thể hiện cho khoản tiền đảm bảo mà nhà đầu tư nhận được. Khi doanh nghiệp bị phá sản, giải thể,… Hay hiểu cách khác là số tiền tối thiểu khi đầu tư mà cổ đông nhận được.
Khi giao dịch nhà đầu tư cần biết giá trị thực tế của cổ phiếu so với thị giá của nó. Điều này tạo nên một bức tranh chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời cho thấy được vị thế của nó trên thị trường.
Giá trị ghi sổ của cổ phiếu BVPS có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Nó là nhân tố góp phần tạo nên thành nên chỉ số P/B (Price per Book Value). Chỉ số được dùng để so sánh thị giá cổ phiếu với giá trị sổ sách của nó. Theo đó, nhà đầu tư sẽ dựa vào P/B để định giá cổ phiếu doanh nghiệp.
P/B = Giá thị trường của cổ phiếu/ Giá trị sổ sách của một cổ phiếu
Nếu P/B < 1: thị giá cổ phiếu thấp hơn giá trị số sách
Điều này cho thấy, cổ phiếu đang được định giá thấp. Lúc này thích hợp mua vào và nắm giữ. Mặt khác, khi P/B thấp phần nào cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang không tốt. Thị trường đang không kỳ vọng nhiều, rủi ro đầu tư cao.
Nếu P/B > 1: thị giá cổ phiếu cao hơn giá trị số sách
Chỉ số P/B lớn hơn 1, cho thấy cổ phiếu này đang được định giá cao. Kỳ vọng của thị trường vào cổ phiếu là lớn. Thể hiện được kỳ vọng về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp là tốt trong tương lai. Do đó, các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận trả nhiều tiền hơn để sở hữu cổ phiếu. Tuy nhiên có thể cổ phiếu đang được thị trường định giá quá cao. Việc doanh nghiệp sử dụng nợ vay quá nhiều khiến cho P/B bị ảnh hưởng và lớn hơn.
Nếu P/B = 1: thị giá cổ phiếu tương đồng với giá trị số sách.
4. Hạn chế của giá trị sổ sách BVPS
Chỉ số BVPS vẫn còn tồn tại một số hạn chế có thể kể đến như sau:
4.1 Độ trễ về thời gian
Giá trị sổ sách BVPS phần lớn chỉ được cập nhật khi doanh nghiệp phát hành Báo cáo tài chính. Vì thế các nhà đầu tư chỉ có thể nắm được giá trị sổ sách theo các quý hoặc năm. Lúc này nhà đầu tư mới đánh giá được BVPS của doanh nghiệp. Điều này làm cho tính tham khảo của chỉ số bị hạn chế về mặt thời gian, có độ trễ.
4.2 Không chính xác tuyệt đối
Chỉ số này được tạo thành từ các mục kế toán và trong nhiều trường hợp có thể điều chỉnh. Việc đánh giá sẽ gặp khó khăn và không có sự chính xác tuyệt đối trong mọi trường hợp.
4.3 Đánh giá không đầy đủ
Trong thực tế, BVPS có thể không đánh giá tác động việc doanh nghiệp dùng máy móc, trang thiết bị. Để làm tài sản đảm bảo vay vốn của doanh nghiệp. Chỉ số này không tính đến các tài sản vô hình của công ty. Vì thế đối với những ngành có tài sản hữu hình ít càng dễ xảy ra sai sót trong việc định giá. Điển hình như các công ty truyền thông, công nghệ. Nếu dùng giá trị sổ sách để đánh giá sẽ thấp hơn do sở hữu tài sản vô hình nhiều.
Hy vọng với bài viết này nhà đầu tư có thể tìm cho mình được những thông tin hữu ích. Hiểu rõ hơn về giá trị sổ sách BVPS và P/B, từ đó đưa ra được những định giá cổ phiếu chính xác. Hãy tìm hiểu thêm thông tin về nhiều chỉ số chứng khoán khác trên trang nhé. Chúc các bạn thành công!
>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây

Tôi là Đặng Trọng Khang, người sáng lập & chia sẻ Phương Pháp Đầu Tư Chứng Khoán Theo LUẬT NHÂN QUẢ (Causality Investing). Một hệ thống mang tính ứng dụng rất cao và dễ dàng áp dụng, giúp mọi Nhà Đầu Tư đạt được thành công trong thị trường.