Kháng cự hỗ trợ là một khái niệm quan trọng đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Hãy xem bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết kháng cự hỗ trợ nhé!
1. Kháng cự và hỗ trợ là gì
Kháng cự và hỗ trợ là thuật ngữ chỉ về vùng tranh chấp giá giữa phe mua và phe bán. Hay có thể hiểu đơn giản là vùng giá của quá khứ biến động và tạo ra các đỉnh và các đáy trong thị trường nhằm tạo ra xu hướng trong tương lai.
Nhà đầu tư có thể dựa vào các vùng kháng cự và hỗ trợ quan trọng để xác định được diễn biến tâm lý thị trường cũng như áp lực cung cầu để đưa ra quyết định giao dịch một cách hiệu quả nhất.
1.1 Kháng cự là gì?
Kháng cự hay còn gọi là Resistance là vùng giá cao nhất có thể đạt được khi xu hướng đang tăng sau đó điều chỉnh giảm trở lại. Trong vùng này, phe bán đang chiếm ưu thế hơn phe mua và lực bán mạnh hơn lực mua. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư đang có tâm lý sợ hãi, vì thế họ sẽ bán để chốt lời sớm hơn dự kiến vì họ nghĩ rằng giá sẽ giảm trở lại. Từ đó, dẫn đến giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.
1.2 Hỗ trợ là gì?
Ngược lại với kháng cự, hỗ trợ hay còn gọi là Support là vùng giá thấp nhất có thể đạt được khi xu hướng đang giảm sau đó tăng trở lại. Trong vùng này, phe mua đang chiếm ưu thế và lực mua mạnh hơn lực bán. Với tâm lý săn hàng giá rẻ, nhiều nhà đầu tư sẽ mua vào ồ ạt khi giá đang giảm và họ kỳ vọng rằng giá sẽ tăng trở lại. Từ đó, dẫn đến giá bị đảo chiều từ giảm sang tăng.
2 Yếu tố hình thành kháng cự và hỗ trợ
Vậy có những yếu tố nào hình thành nên kháng cự hỗ trợ? Câu hỏi này được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Theo ông John Murphy, tác giả nổi tiếng của cuốn sách chứng khoán nổi tiếng “Phân tích thị trường tài chính”, cho rằng có 2 yếu tố chính hình thành nên kháng cự và hỗ trợ. Đó là tâm lý thị trường và thói quen tiếc nuối quá khứ.
2.1 Tâm lý thị trường
Trên thị trường chứng khoán sẽ gồm 3 đối tượng tham gia chính đó là: người mua, người bán và người đứng ngoài quan sát thị trường.
Ví dụ cho yếu tố này như sau:
Hiện tại, giả sử giá vàng đang là 3 triệu đồng 1 chỉ và bạn là nhà đầu tư mua vàng với mức giá này. Thị trường biến động, làm cho giá vàng tăng lên 6 triệu đồng 1 chỉ. Nếu bạn mua 1 cây vàng trước khi giá vàng tăng thì bạn sẽ thu về là 30 triệu đồng. Sau đó, bạn đi khoe với mọi người (người thân, bạn bè,…) thì sẽ có hai kiểu người
- Có người sẽ vui mừng và chúc mừng bạn
- Có người sẽ nuối tiếc vì đã không mua vàng lúc 3 triệu đồng 1 chỉ
Còn đối với bạn, bạn sẽ tự đặt câu hỏi cho mình: Tại sao mình lại không mua nhiều hơn nữa, nếu mình mua nhiều hơn thì bây giờ mình không chỉ lời 30 triệu đồng. Và đây chính là tâm lý người mua.
Ngoài ra, có những người đứng ngoài quan sát, họ sẽ tiếc rẻ vì không mua hoặc thở phào nhẹ nhõm vì may mắn đã không mua. Đây được xem là tâm lý của người ngoài cuộc (tiếc nuối hoặc nhẹ nhõm cảm thấy may mắn).
Cuối cùng, là những người bán, khi giá vàng tăng lên như vậy bắt đầu họ sẽ cảm thấy lo lắng. Vì giá vàng đã đi ngược hướng họ dự tính và sợ bị cháy tài khoản. Đối với những người bán họ chỉ muốn chuyển hướng mua vàng để bù lại số tiền họ đã mất và hay còn gọi là quét cắt lỗ.
Cả 3 đối tượng trên đều có thể đợi giá xuống rồi bắt đầu xoay vòng mua vào. Tuy nhiên, cũng có những người nóng vội họ sẽ mua ngay lập tức. Nói chung, nếu tất cả mọi người đều cùng tham gia thị trường khi giá vàng rơi xuống đến mức hỗ trợ thì sẽ có xu hướng làm cho giá sẽ tăng trở lại.
Đối với việc nhà đầu tư mua tại các vùng hỗ trợ khi đang rớt giá tại đó được xem là hành động bổ sung. Và tương tự vùng kháng cự cũng sẽ hình thành như vậy.
2.2 Thói quen tiếc nuối quá khứ
Thói quen tiếc nuối quá khứ là một tình trạng khá phổ biến không thể tránh khỏi từ những nhà đầu tư F0 cho đến những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm năm. Tâm lý sợ giao dịch được hình thành khi nhà đầu tư bị thua nhiều hoặc lỡ quá nhiều phiên giao dịch mang lại lợi nhuận cao đáng kể.
Nếu thị trường chứng khoán xuất hiện ngưỡng hỗ trợ thì xu hướng này tiếp tục được hình thành một cách mãnh liệt. Tuy vậy, có nhiều nhà đầu tư thay vì đưa ra quyết dịch giao dịch mua hay bán thì lại không thực hiện gì để vùng hỗ trợ và kháng cự trôi qua một cách vô giá trị.
3. Ý nghĩa của đường hỗ trợ và kháng cự
Hai đường hỗ trợ và kháng cự là căn cứ để sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật khác. Nếu nhà đầu tư xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự thì sẽ giúp cho họ giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa được lợi nhuận của mình khi thực hiện những giao dịch trong ngắn hạn.
Ngoài ra, kháng cự và hỗ trợ còn giúp nhà đầu tư xác định được đâu là vùng giá thấp nhất mà nó có thể xảy ra khả năng giá đảo chiều tăng trở lại. Tuy nhiên, đối vùng kháng cự cũng gây ảnh hưởng đến vị thế đầu tư lâu dài của nhà đầu tư, bởi lẽ ở đó đã xuất hiện vùng giá cao nhất trong thời gian đầu tư ngắn hạn. Vì thế, nhà đầu tư cần linh hoạt kết hợp xác định cả hỗ trợ lẫn kháng cự với các phương pháp khác để đưa ra một dự đoán với xác suất xảy ra cao nhất.
Định thời điểm là một việc vô cùng quan trọng với các nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư định thời điểm mua hoặc bán phù hợp sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra quyết định nên giữ lại hay tiếp tục đầu tư vào các cổ phiếu dễ dàng hơn. Chính vì vậy, nhà đầu tư biết xác định vùng hỗ trợ kháng cự sẽ là một cách tốt nhất để nhà đầu tư làm cơ sở đưa ra quyết định chính xác và kịp thời giảm thiểu những rủi ro không đáng có xảy ra,
4. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng bằng chỉ báo
Để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự một cách nhanh chóng và chính xác nhất, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng các công cụ như sau:
4.1. Sử dụng công cụ Fibonacci
Sử dụng công cụ Fibonacci là việc xác định các vùng hỗ trợ kháng cự tiềm năng khá hiệu quả và được nhiều nhà đầu tư áp dụng trong việc giao dịch chứng khoán. Trên biểu đồ cổ phiếu có nhiều vùng đỉnh nối tiếp (vùng kháng cự) và đáy liên tiếp (vùng hỗ trợ) xuất hiện. Khi lọc được những vùng đỉnh và đáy không quan trọng sẽ giúp cho nhà đầu tư dễ dàng quan sát và xác định được những vùng giá quan trọng hơn. Và công cụ phù hợp cho trường này chính là Fibonacci thoái lui.
Các mức Fibonacci quan trọng mà trader cần ghi nhớ trong trường hợp này là: 38,2%, 50%, 61,8%,… Trong đợt giảm giá, những vùng đỉnh trùng với Fibonacci Retracement quan trọng chính là vùng kháng cự mạnh mà trader cần chú ý. Ngược lại, trong đợt tăng giá, những vùng đáy trùng với các mức Fibonacci Retracement trên chính là vùng hỗ trợ quan trọng.
4.2. Dựa vào đường trendline
Các đường xu hướng có thể trở thành đường hỗ trợ hoặc kháng cự khi có ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy chạm vào đường đó và đảo chiều. Điều này cho phép chúng ta xác định các đường hỗ trợ và kháng cự dựa trên đường Trendline.
Khi đường trendline trở thành đường hỗ trợ, giá thường phản ứng tại đó trước khi đảo chiều tăng trở lại. Dựa vào tín hiệu này, các nhà giao dịch có thể tìm kiếm các lệnh Mua tiềm năng.
4.3. Xác định kháng cự – hỗ trợ dựa trên đường MA
Các đường MA (Moving Average) có vai trò là các đường kháng cự/hỗ trợ động. Khi giá đáy hoặc đỉnh chạm vào đường MA, đó là các vùng kháng cự/hỗ trợ tiềm năng. Nhờ đó, người giao dịch có thể xác định các vùng kháng cự/hỗ trợ dựa trên đường MA.
Dựa vào phản ứng của giá tại các vùng kháng cự/hỗ trợ quan trọng, chúng ta có thể lập kế hoạch giao dịch phù hợp.
5. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự theo vùng giá
5.1 Vùng hỗ trợ và kháng cự quanh giá hiện tại
Hãy tập trung vào các vùng hỗ trợ và kháng cự xung quanh giá hiện tại vì đây là những vùng giá sẽ được tiếp cận sớm nhất. Đồng thời, cần nhớ rằng các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự khác cũng mang ý nghĩa và có thể ảnh hưởng đến biểu đồ.
5.2 Vùng hỗ trợ và kháng cự đúng thời gian
Việc xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự một cách chính xác về thời gian rất quan trọng để đảm bảo việc lập kế hoạch giao dịch đúng hợp lý. Ngoài việc tránh việc vẽ quá nhiều đường hỗ trợ và kháng cự, việc xác định thời gian phù hợp cũng là một khía cạnh quan trọng mà nhiều người gặp khó khăn.
Khi xem biểu đồ, hãy tập trung vào khung thời gian cụ thể và chỉ vẽ đường hỗ trợ và kháng cự dựa trên khung thời gian đó. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có ngưỡng hỗ trợ và kháng cự chính xác cho khung thời gian giao dịch hiện tại và giúp thực hiện ý tưởng giao dịch một cách chính xác.
6. Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự
6.1 Giao dịch khi giá bật lại
Đây là một phương pháp giao dịch dựa trên việc chờ đợi giá cổ phiếu phản ứng sau khi chạm vào các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Bằng cách này, chúng ta sẽ đảm bảo rằng giá đã bật lại từ các vùng này trước khi tiến hành giao dịch tiếp theo.
Phương pháp này giúp giảm rủi ro trong trường hợp giá cổ phiếu phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Đây là một cách tiếp cận an toàn đối với các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
6.2 Giao dịch khi giá phá vỡ
Trên thực tế, các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường không thể giữ vững mãi, và thường xuyên bị phá vỡ. Khi giá phá vỡ các vùng này, chúng ta có thể áp dụng hai phương pháp giao dịch sau:
- Phương pháp hung hăng: Nhà đầu tư sẽ thực hiện lệnh mua hoặc bán ngay khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách dễ nhận biết nhất, khi giá cắt qua vùng này một cách mạnh mẽ.
- Phương pháp dè dặt: Thay vì đặt ngay lập tức lệnh khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, nhà đầu tư cần đợi giá “hồi sức lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã bị phá vỡ trước khi tiến hành giao dịch. Phương pháp này được gọi là phương pháp đảo chiều.
Hai phương pháp này cung cấp các cách tiếp cận khác nhau khi giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, tùy thuộc vào tính chất và quan điểm giao dịch của nhà đầu tư.
7. Lưu ý khi sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự
7.1 Hỗ trợ và kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó
Giá thường phản ứng tại các vùng kháng cự và nếu giá không phá vỡ được vùng đó, nghĩa là vùng kháng cự đó được xem là mạnh. Theo chuyên gia, giá không thể vượt qua được vùng kháng cự mạnh đó, và điều này cũng áp dụng ngược lại với vùng hỗ trợ.
Khi một vùng kháng cự mạnh bị phá vỡ, sức mạnh của sự phá vỡ sẽ tương ứng với sức mạnh ban đầu của vùng kháng cự. Đơn giản nói, nếu kháng cự càng mạnh thì khi bị phá vỡ, giá sẽ tăng mạnh và ngược lại.
Hỗ trợ và kháng cự đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các mức tâm lý giao dịch trên biểu đồ. Chúng thường được sử dụng để xác định điểm vào và điểm ra trong giao dịch.
7.2 Hỗ trợ kháng cự được coi là bị phá vỡ khi nào
Có những lúc bạn có thể thấy một đường hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, nhưng sau đó bạn nhận ra rằng thực tế là giá thị trường chỉ đang phản ứng tạm thời với vùng giá đó.
Vậy, khi nào chúng ta có thể xem là hỗ trợ và kháng cự đã bị phá vỡ?
Câu trả lời là: Khi giá đóng cửa nến vượt qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
7.3 Hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự và ngược lại khi bị phá vỡ
Khi giá vượt qua mức hỗ trợ, mức đó có thể trở thành mức kháng cự trong tương lai nếu giá giảm mạnh. Ngược lại, khi giá vượt qua mức kháng cự, mức đó có thể trở thành mức hỗ trợ nếu giá tăng mạnh. Việc mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ sau khi bị phá vỡ là một khái niệm cơ bản và cũng rất hiệu quả khi áp dụng trong giao dịch trên thị trường.
Mức hỗ trợ được xác định khi giá có xu hướng giảm dưới mức giá hiện tại, trong khi mức kháng cự được xác định khi giá có xu hướng tăng cao hơn mức giá hiện tại. Bất kỳ điểm thấp nào cũng có thể là mức hỗ trợ và bất kỳ điểm cao nào cũng có thể là mức kháng cự trên biểu đồ.
7.4 Một số lưu ý khác về kháng cự hỗ trợ cần nắm
Hỗ trợ và kháng cự là các vùng ngưỡng trên biểu đồ, đánh dấu các mức tâm lý giao dịch và được nhà đầu tư sử dụng để xác định điểm vào và ra khỏi thị trường. Không cần vẽ quá nhiều vùng hỗ trợ và kháng cự, tập trung vào các đường gần nhất với giá và các đường có tiềm năng cao nhất. Việc vẽ quá nhiều đường trên biểu đồ có thể gây mất tập trung, không rõ ràng và khó xác định các điểm giá cụ thể.
Các đường hỗ trợ và kháng cự không luôn phải chạm vào mức cao nhất hoặc thấp nhất. Việc vẽ đúng hoặc gần đúng các đường này phụ thuộc vào sự nhạy bén của từng nhà đầu tư. Việc vẽ biểu đồ có thể được coi như một nghệ thuật và nên được cải thiện thông qua luyện tập và dựa trên kinh nghiệm đã có.
Hãy đảm bảo rằng giá hình thành một cách rõ ràng trước khi quyết định thực hiện lệnh, vì thị trường có thể có những tác động phá vỡ giả làm cho các nhà đầu tư nhận định sai lầm về thị trường. Đối với các nhà đầu tư giao dịch trong ngày, hãy tập trung vào thời điểm hiện tại và không quá phân vân về việc tìm ra các vùng kháng cự và hỗ trợ của những ngày trước đó.
Kiến thức bổ sung:

Tôi là Đặng Trọng Khang, người sáng lập & chia sẻ Phương Pháp Đầu Tư Chứng Khoán Theo LUẬT NHÂN QUẢ (Causality Investing). Một hệ thống mang tính ứng dụng rất cao và dễ dàng áp dụng, giúp mọi Nhà Đầu Tư đạt được thành công trong thị trường.