Phân tích CAPEX trong đầu tư cổ phiếu

Chi so SP 500 la gi 1

Điều chúng ta đều biết rằng thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng. Nó đòi hỏi nhà đầu tư cần có những nhận định chính xác để đầu tư sinh lời. Trong đầu tư cổ phiếu, CAPEX là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá doanh nghiệp. CAPEX cho biết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ra sao, có tiềm năng tăng trưởng hay không? Vậy CAPEX là gì? Ý nghĩa của CAPEX và cách tính chỉ số này ra sao? Làm sao để ứng dụng trong đầu tư cổ phiếu? Thì bài viết này hi vọng sẽ cung cấp thêm thông tin giúp bạn trở thành nhà đầu tư thông thái.

1. CAPEX là gì?

CAPEX  (Capital Expenditure) được hiểu là chi phí đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như là nhà máy, thiết bị, máy móc, đất đai,… 

Ngoài ra nó cũng kèm theo chi phí để mở rộng quy mô sản xuất. Hoặc sửa chữa tài sản cố định bị hư hỏng hay nâng cao hiệu suất hoạt động của tài sản cố định. 

Nói một cách đơn giản hơn, CAPEX bao gồm:

  • Mua sắm tài sản cố định mới, đôi khi đó có thể là tài sản vô hình (bằng sáng chế, giấy phép);
  • Sửa chữa tài sản cố định hiện có để kéo dài thời gian sử dụng hữu ích của tài sản;
  • Nâng cấp tài sản cố định để tăng hiệu suất hoạt động…

CAPEX được coi là một chỉ số quan trọng. Nó phản ánh dòng tiền đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp.

2. Ý nghĩa của Capex trong đầu tư cổ phiếu

CAPEX cho biết một doanh nghiệp đang đầu tư bao nhiêu vào tài sản cố định mới. Đồng thời cho biết doanh nghiệp hiện có để duy trì hoặc phát triển. 

Chỉ số này là phần mà Warren Buffett cho là quan trọng nhất trong dòng tiền từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Ông cho rằng “Đừng đầu tư vào những doanh nghiệp luôn đòi hỏi quá nhiều CAPEX hàng năm”. Bởi những những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh dài hạn không tốn nhiều tiền vào CAPEX. Họ chỉ cần sử dụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho CAPEX để duy trì vị thế cạnh tranh.

Chúng ta có thể đánh giá mã cổ phiếu dựa vào việc so sánh chỉ số CAPEX:

  • Tỷ lệ CAPEX/ EAT trong vòng đời của tài sản càng thấp càng cho thấy tính cạnh tranh của doanh nghiệp cao.
  • Tỷ lệ CFO (Dòng tiền hoạt động kinh doanh)/CAPEX cho thấy khả năng đáp ứng việc đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Giá trị CFO/CAPEX càng lớn càng cho thấy năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao.

3. Cách tính chỉ số CAPEX

Cách 1: Nhà đầu tư dựa trên CAPEX để đánh giá tiềm năng và năng lực phát triển của cổ phiếu đó. Để xác định chi phí đầu tư CAPEX, ta cần báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán,. 

  • Từ bảng báo cáo thu nhập xác định chi phí khấu hao.
  • Từ bảng cân đối kế toán xác định được số dư của mục hàng hóa, nhà máy, thiết bị (PP&E). Sau đó, xác định chênh lệch số dư PP&E của kỳ trước và kỳ sau.

Chỉ số CAPEX = ΔPP&E + Khấu hao hiện tại

Lưu ý: khi tính toán xác định chi phí vốn đầu tư, tất cả các giá trị cần được xác định ở cùng giai đoạn hiện tại.

Cách 2: Ngoài ra ta có thể xem chỉ số CAPEX trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Phần lưu chuyển dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Nó thể hiện ở 2 mục là:

  • Tiền chi mua tài sản cố định và tài sản dài hạn khác
  • Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định và tài sản dài hạn khác

Khi đó CAPEX được tính như sau:

CAPEX = Tiền chi mua TSCĐ và TS dài hạn khác – Tiền thu từ thanh lý TSCĐ

4. Capex bao nhiêu là tốt?

Để đánh giá CAPEX bao nhiêu là tốt cần xét các yếu tố sau:

Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Doanh nghiệp đang đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô hay đã ổn định. Nếu mới thì sẽ sẽ cần dòng tiền lớn để thuê nhà xưởng, mua sắm máy móc… Nếu doanh nghiệp đang ổn định thì chi tiền chủ yếu để sửa chữa tài sản cố định.

Năng lực tài chính: Kết hợp yếu tố trên với năng lực tài chính của dự án sẽ cho thấy tính khả thi của dự án. Nếu tài chính không đủ để chi trả cho CAPEX, dự án sẽ có thể dang dở.

Biên lợi nhuận gộp: Các doanh nghiệp sản xuất luôn phải tái đầu tư vào CAPEX bởi phải nâng cấp quy mô sản xuất. Từ đó cải thiện hiệu quả máy móc để cải thiện biên lợi nhuận gộp. Nếu cứ đầu tư liên tục vào CAPEX mà không cải thiện biên lợi nhuận gộp thì việc đầu tư không hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế: Các công ty cạnh tranh hàng đầu thường chi một phần nhỏ chi phí cho CAPEX

Thì ta thấy:

  • Tổng CAPEX < 50%: Cho thấy doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh.
  • Còn nếu con số này < 25%: Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn.

5. Ứng dụng trong đầu tư cổ phiếu

Để đánh giá một doanh nghiệp cần kết hợp doanh nghiệp với các chỉ số khác.

5.1 Chỉ số CFO/CAPEX

Đây là chỉ số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/chi phí đầu tư:

  • Nếu CFO/CAPEX > 1: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Doanh nghiệp đang tạo ra lượng tiền mặt đủ để trả các chi phí đầu tư, sửa chữa TSCĐ dài hạn.
  • Nếu CFO/CAPEX < 1: Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Có thể phải đang phải đi vay tiền để duy trì sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định.

Chỉ nên so sánh chỉ số này trong cùng ngành, giữa các doanh nghiệp có cùng chỉ số CAPEX. Vì như thế mới có thể nhận định chính xác về mã cổ phiếu.

5.2 Dùng để tính FCFF – giá trị dòng tiền tự do của doanh nghiệp

FCFF (Dòng tiền tự do) là tiêu chí để đo lường tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh (sau khi trừ thuế, sử dụng phân phối cho chủ sở hữu và chủ nợ). FCFF giúp đánh giá khả năng quản lý tài chính và tình trạng sử dụng tiền của công ty có hiệu quả hay không? 

FCFF = EBIT x (1 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi vốn lưu động

Trong đó:  EBIT là thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm cả lãi suất và thuế.

5.3 Tính toán dòng tiền thuần vốn của doanh nghiệp FCFE

FCFE là dòng tiền thuần vốn, sau khi trừ thuế, lãi suất, tiền cho chủ nợ, chi phí vốn đầu tư hay thay đổi nhu cầu vốn lưu động, cho chủ doanh nghiệp.

FCFE = (EBIT – Chi phí lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Khấu hao – CAPEX – Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – Trả nợ cũ)

Kết quả FCFE >0 thì hoạt động kinh doanh có lãi. Đánh giá cổ phiếu tăng trưởng tốt và cơ hội được chia cổ tức khi đầu tư.

6. CAPEX và OPEX khác nhau như thế nào?

Đầu tiên hãy tìm hiểu sơ qua OPEX là gì? OPEX (Operating Expenditure) có nghĩa là chi phí hoạt động. Đây là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu thông qua các hoạt động kinh doanh thông thường. Bao gồm tiền thuê nhà, thiết bị, chi phí tồn kho, tiếp thị, lương nhân viên… Nói cách khác, đây là khoản chi phí cho mọi hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp. 

CAPEX là chi phí vốn, còn OPEX là chi phí hoạt động. Để phân biệt hai chỉ số này thì đơn giản ta lấy một ví dụ về máy in như sau. Chi phí mua máy in là CAPEX, còn chi phí mua mực, giấy và bảo trì máy in là OPEX. Doanh nghiệp được phép khấu trừ OPEX nếu doanh nghiệp hoạt động để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa hai loại chi phí này. Các doanh nghiệp được phép xóa sổ OPEX trong năm phát sinh. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải phân bổ chi phí tài sản cố định.

Trên đây là một số thông tin và CAPEX, cũng như cách ứng dụng của nó một cách tốt nhất. Hi vọng bài viết giúp các nhà đầu tư một phần nào đó trong việc đi đến thành công của riêng mình.

Kiến thức bổ sung:

 

>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây  

Rate this post
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x