Phân tích kỹ thuật chứng khoán: Kiến thức cơ bản từ A – Z

Phân tích kỹ thuật chứng khoán

Phân tích kỹ thuật là phương pháp đã có từ lâu đời và hiệu quả. Được rất nhiều nhà đầu tư lớn trong chứng khoán tìm hiểu và áp dụng cho quá trình phân tích và dự đoán biến động của giá trong ngắn hạn. Vậy phân tích kỹ thuật là gì? Nguyên tắc và các đặc điểm cơ bản của phân tích kỹ thuật có gì? Hãy xem ngay bài viết để tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật  Technical Analysis, là một phương pháp phân tích dựa trên các chỉ số trên biểu đồ hay đồ thị giá và khối lượng (volume) giao dịch để dự đoán xu hướng của giá của cổ phiếu, tiền tệ hay hàng hóa nào đó để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Trong thị trường chứng khoán, các chỉ số trên bảng điện chứng khoán đều chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ áp lực cung và cầu.

phan tich ky thuat chung khoan 1
Technical Analysis là một phương pháp phân tích dựa trên các chỉ số

Phân tích kỹ thuật là phương pháp được sáng tạo ra bởi Charles Dow vào những năm 1800 và được thể hiện trong Lý thuyết Dow. Có nhiều nghiên cứu khác đã đóng góp và cùng hoàn thiện phương pháp này, có thể kế đến như Robert Rhea, William P. Hamilton, Edson Gould và John Magee.

Những nhà đầu tư lớn theo trường phái đều cho rằng sự biến đổi giá hiện tại hay các hoạt động có liên quan đến giao dịch trong quá khứ đều là những căn cứ quan trọng giúp họ có thể dự đoán các xu hướng trong tương lai.

Khi sử dụng phân tích kỹ thuật vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư phải dựa vào các biến động cung và cầu cũng như sử dụng biểu đồ và các chỉ số liên quan đến cổ phiếu để xem xét sự ảnh hưởng của chúng đến giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Qua đó, đưa ra quyết định giao dịch ở thời điểm hiện tại một cách hiệu quả nhất. Nhà đầu tư nên mua vào, bán ra hay nắm giữ. Có một điều cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ áp dụng trong thời gian ngắn hạn.

phan tich ky thuat chung khoan 2
Nhà đầu tư phân tích kỹ thuật dựa vào các biến động cung và cầu

Một số công cụ thường được dùng trong phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán gồm:

  • Các mô hình giá và đặc biệt lưu ý những dạng sau: tam giác tăng, tam giác giảm và tam giác cân.
  • Chỉ bảo kỹ thuật hay sử dụng: xu hướng giá, chỉ báo khối lượng, chỉ báo dao động, đường trung bình và chuyển động trung bình hội tụ/phân kỳ.

2. 3 nguyên tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật

2.1 Giá thị trường luôn biến động

Những yếu tố tác động đến giá cổ phiếu như các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, yếu tố tâm lý thị trường hay áp lực cung cầu đều được phản ánh qua giá cổ phiếu. Điều này cho thấy rằng quan điểm này phù hợp với Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (EMH – Efficient Market Hypothesis), giả thuyết này cũng đưa ra kết luận giống như quan điểm trên về giá cổ phiếu.

Từ đó, nhà đầu tư đưa ra một chiến lược đầu tư hiệu quả cho bản thân.

phan tich ky thuat chung khoan 3
Giá thị trường luôn biến động

2.2 Giá lên xuống theo xu hướng cụ thể

Các nhà phân tích cho rằng, trong các chuyển động thị trường ngẫu nhiên thì giá cũng sẽ diễn biến theo một xu hướng bất kỳ và ở khoảng thời gian bất kỳ. Hay có thể hiểu đơn giản là, giá cổ phiếu có khả năng tiếp tục xu hướng trong quá khứ mặc cho thị trường biến động bất thường. Gần như tất cả các chiến lược của nhà phân tích đều được giao dịch dựa theo giả định này.

2.3 Lịch sử có xu hướng lặp lại

Những nhà phân tích sử dụng các mẫu biểu đồ để phân tích những cảm xúc này, và các chuyển động thị trường tiếp theo để hiểu xu hướng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng lịch sử xu hướng lặp lại là điều có thể xảy ra. Bởi lẽ, sự lặp đi lặp lại của những biến động về giá chủ yếu xuất phát từ tâm lý thị trường và cụ thể là cảm xúc của những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nên họ thường có cảm giác bị FOMO, sợ hãi hay phấn khích.

phan tich ky thuat chung khoan 4
Lịch sử có xu hướng lặp lại nhưng không nên ứng dụng rập khuôn

3. Vai trò của phân tích kỹ thuật

Phương pháp phân tích kỹ thuật là phương pháp đầu tư hiệu quả, đóng vai trò quan trọng với 3 vai trò chính là: báo động, xác thực và dự đoán. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ sẽ dùng phương pháp này để phân tích và xử lý các chỉ số liên quan để quyết định thời điểm giao dịch hợp lý. Vì thế, thời gian chính là nhân tố rất quan trọng trong giao dịch chứng khoán.

3.1 Công cụ báo động

Phân tích kỹ thuật chứng khoán là công cụ báo động sự phá vỡ của các vùng hỗ trợ và kháng cự, từ đó thiết lập các vùng hỗ trợ mới an toàn, hoặc các mức giá mới thay vì chỉ dao động quanh mức giá trong quá khứ. Việc áp dụng phân tích kỹ thuật Technical Analysis giúp nhà đầu tư cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra. Những cảnh báo này xuất hiện càng sớm sẽ giúp cho nhà đầu tư kịp thời đưa ra các quyết định giao dịch.

phan tich ky thuat chung khoan 5
Phân tích kỹ thuật là công cụ báo động

3.2 Công cụ xác thực

Khi nhà đầu tư phối hợp các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác nhau hay với phân tích cơ bản thì sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá về xu hướng của giá cổ phiếu và đưa ra thời điểm giao mua và bán một cách chính xác hơn.

3.3 Công cụ dự đoán

Sau khi nhà đầu tư xem xét và phân tích các chỉ số cũng như các yếu tố liên quan, bạn dễ dàng dự đoán giá của cổ phiếu trong tương lai hơn. Tuy nhiên, không phải mọi mô hình kỹ thuật, mọi tín hiệu hay mọi cảnh báo nào cũng đưa ra kết luận đúng tuyệt đối.

Trong thị trường, không có gì là hoàn toàn đúng cả, bất kể điều gì cũng có khả năng xảy ra. Vì vậy nhà đầu tư phải hết sức cẩn thận và cần trau dồi thật nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm khi tham gia bất kỳ một lĩnh vực. Từ đó, nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro khi đầu tư chứng khoán xuống mức thấp nhất có thể.

phan tich ky thuat chung khoan 6
Phân tích kỹ thuật là công cụ dự đoán, nhưng chỉ là dự đoán

Đã có nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn khi nhìn vào các chỉ số sẽ gây ra những sai lầm đáng tiếc trong nhận định xu hướng thị trường. Ngoài ra, không ai giống ai cả, khi phân tích cùng một đồ thị giá và chỉ số thì những nhà đầu tư khác nhau sẽ có thể cho ra những dự đoán khác nhau.

Các nhà chuyên gia phân tích kỹ thuật chứng khoán thường đưa ra lời khuyên rằng: Nhà đầu tư không nên tập trung vào chỉ một phương pháp mà cần phải biết kết hợp nhiều phương pháp, chỉ số khác nhau để có nhiều góc nhìn khác nhau và đầy đủ. Như vậy, nhà đầu tư mới có thể tự lập cho mình một chiến lược đầu tư hiệu quả.

4. Các công cụ phân tích kỹ thuật

Các nhà phân tích cho rằng giá cổ phiếu phản ánh hầu như tất cả thông tin có thể tác động đến thị trường. Điều này cũng chính là việc phân tích kỹ thuật rất quan trọng. Nhìn chung, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng hai công cụ chính là các mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật.

4.1 Các mô hình giá

Các mô hình giá dùng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu. Vùng hỗ trợ chính là vùng giá mới được hình thành khi giá của cổ phiếu giảm xuống mức đáy dự kiến (hay được gọi là ngưỡng hỗ trợ). Ngược lại với vùng hỗ trợ, vùng kháng cự là vùng giá mới đạt được khi giá của cổ phiếu tăng cao hơn mức đỉnh dự kiến (hay được gọi là ngưỡng kháng cự).

Các chuyên gia phân tích chỉ ra rằng, các mô hình này được xác định để dự đoán vị trí của giá sau một thời điểm cụ thể và khi bất kỳ một điểm giá nào đó bị phá vỡ.

phan tich ky thuat chung khoan 7
Các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật

Ví dụ:

Mô hình tam giác cân là mô hình giá với hai đường xu hướng hội tụ, kẻ một đường thẳng nối các đỉnh cao nhất liền kề nhau và các đáy thấp nhất liên tiếp nhau. Mô hình này đại diện cho một giai đoạn hợp nhất trước khi giá phá qua vùng kháng cự hoặc hỗ trợ trước đó.

Mô hình tam giác tăng là mô hình giá tăng hiện ra một vùng kháng cự quan trọng. Khi giá cổ phiếu tăng đột biến phá vỡ mức kháng cự này có thể làm tăng khối lượng giao dịch lên đáng kể.

Nếu mức hỗ trợ bị phá tức là giá xuống phía dưới thấp hơn đường xu hướng thì thị trường có thể xác nhận sự bắt đầu của một xu hướng giảm giá mới tiếp theo. Trái lại, nếu vùng giá mức kháng cự bị phá vỡ, giá lên cao hơn phía trước đường xu hướng hiện tại, thì thị trường sẽ cho thấy một sự xuất hiện của xu hướng tăng giá mới.

Mô hình tam giác giảm là mô hình giá cho biết sắp diễn ra một đường giá giảm và sự phá vỡ mức hỗ trợ sẽ xảy ra. Nếu nền giá giảm đột biến vượt ngưỡng hỗ trợ này, thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu giao dịch vào vị thế bán và tích cực đẩy giá của cổ phiếu xuống thấp hơn nữa.

4.2 Chỉ báo kỹ thuật

Chỉ báo kỹ thuật là những phép tính toán hay dự báo dựa trên các chỉ số trong quá khứ chẳng hạn như giá, khối lượng giao dịch hoặc lực cung cầu của một cổ phiếu.

Những chỉ báo này được các nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng theo phương pháp phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Hiện nay, có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật được nghiên cứu và phát triển để hỗ trợ cho việc giao dịch. Tuy nhiên, một số chỉ báo tập trung chủ yếu vào việc xác định xu hướng thị trường hiện tại và mức kháng cự, hỗ trợ.

Những chỉ báo khác thì sẽ tập trung vào việc xác định khả năng tiếp tục cũng như sức mạnh của xu hướng giá cổ phiếu.

phan tich ky thuat chung khoan 8
Chỉ báo kỹ thuật là công cụ không thể thiếu để phân tích thêm phần chuẩn xác

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng các chỉ báo kỹ thuật sau:

5. Các phương pháp phân tích kỹ thuật

Trong thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sử dụng rất nhiều phương pháp nhưng có hai phương thường được sử dụng nhiều nhất là phương pháp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản.

Phương pháp phân tích cơ bản là việc xác định giá trị thực sự của một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Các nhà phân tích và nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng những nhân tố cơ bản có tác động đến giá cổ phiếu như: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các phân tích về ngành, tình hình kinh tế vĩ mô và vi mô để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Còn đối với phân tích kỹ thuật, phương pháp này chính là sử dụng các thông số và biểu đồ để phân tích thị trường cổ phiếu nhằm giúp các nhà đầu tư ra quyết định tốt hơn. Thông thường, các nhà phân tích sẽ dựa vào các chỉ báo kỹ thuật để phân tích áp lực cung cầu của cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị nên mua vào, bán ra hay giữ lại.

phan tich ky thuat chung khoan 10
Có rất nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật

Đa phần các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật. Vì họ cho rằng những mẫu hình trong quá khứ có khả năng lặp đi lặp lại xu hướng đó nên họ áp dụng những mẫu hình này vào để dự đoán giá cổ phiếu trong tương lai.

Có nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật như sau:

– Phương pháp Candlestick Charting – phân tích đồ thị nến Nhật

– Phương pháp Elliott Wave Theory – phân tích nguyên lý sóng Elliott

– Phương pháp Reversal and Continues – ứng dụng mô hình đảo chiều và mô hình tiếp tục

– Phương pháp Dow Theory – phân tích lý thuyết Dow

– Phương pháp Trendline Charting – ứng dụng đường xu hướng

– Phương pháp Fibonacci Series – ứng dụng dãy số Fibonacci

– Phương pháp Technical Indicator – ứng dụng các hệ thống chỉ báo phân tích kỹ thuật

– Phương pháp Pivot Point – ứng dụng điểm Pivot

Phương pháp CANSLIM – đầu tư của ông William O’Neil

– Phương pháp Wyckoff Analysis – phân tích của Wyckoff

Phương pháp phân tích kỹ thuật là phương pháp phổ biến đối với cả các nhà đầu tư đầu tư chứng khoán ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ các nguyên tắc hay quy tắc chung để có thể đạt được kết quả giao dịch tốt nhất.

6. So sánh phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp xác nhận, xem xét và kiểm tra các yếu tố có thực sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lại hay không để đo lường giá trị nội tại của cổ phiếu.

Những chuyên gia phân tích nhận thấy rằng những yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu như yếu tố vĩ mô (trạng thái của nền kinh tế, điều kiện ngành) và yếu tố vi mô (hiệu quả và đội ngũ quản lý của công ty).

phan tich ky thuat chung khoan 11
So sánh phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản
Yếu tố Phân tích kỹ thuật Phân tích cơ bản
Mục tiêu Xác định thời điểm mua hoặc bán hợp lý, mang lại lợi nhuận cao Xác định giá trị nội tại của cổ phiếu
Mục đích sử dụng Đầu tư ngắn hạn Đầu tư dài hạn
Dữ liệu Các thông số liên quan đến giá và khối lượng giao dịch qua các thời điểm Báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh, các sự kiện, tin tức về ngành và nền kinh tế
Phương pháp phân tích Dựa trên chỉ số hoặc các biến động giá Phân tích định tính: Xem xét các chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách phát triển tiềm năng của doanh nghiệp và của toàn ngành
Thời gian nắm giữ cổ phiếu Ngắn hạn (vài giây, vài phút hoặc vài ngày) Dài hạn (vài tháng hoặc vài năm)

Như vậy, hai phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó, vì thế bạn không thể cho rằng phương pháp này tốt hơn phương pháp kia trong đầu tư chứng khoán. Bởi lẽ, dựa vào mục tiêu, chiến lược, kiến thức và khả năng của nhà đầu tư để lựa chọn phương pháp phân tích thị trường phù hợp.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải xem phương pháp phân tích cơ bản là nền tảng và không nên có sự xung đột với phân tích kỹ thuật. Mà cần phải kết hợp cả hai phương pháp này lại với nhau để có thể khắc phục một số nhược điểm của nhau để có một phương pháp đầu tư hiệu quả nhất.

Rate this post