Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là gì?
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán là những điều không mong muốn xảy ra khi nhà đầu tư giao dịch
trên thị trường chứng khoán. Nguồn gốc gây ra rủi ro rất nhiều. Khi nhà đầu tư tham gia đầu tư chứng khoán không biết cách nhận biết và quản lý rủi ro tốt thì sẽ rất dễ dẫn đến thua lỗ và phá sản.
Những rủi ro phổ biến trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán bao gồm 2 loại chính:
Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống trong đầu tư chứng khoán: Nó còn được gọi là rủi ro thị trường, ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ yếu tố trên thị trường chứng khoán. Bất kỳ ngành nào trên thị trường cũng đều bị ảnh hưởng bởi rủi ro hệ thống này. Đặc biệt, nhà đầu tư không thể tránh được rủi ro này mà chỉ có thể dựa trên kinh nghiệm và kiến thức tích lũy để giảm thiểu mức độ tổn thất của chúng.
Rủi ro hệ thống được chia thành 4 loại chính:
- Rủi ro hàng hóa: Khi nhà đầu tư mua các mã các cổ phiếu cũng đồng nghĩa với việc đang gián tiếp đầu tư vào phát triển các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty đó. Hơn nữa, giá của những hàng hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên thị trường chứng khoán, chủ yếu là các sản phẩm nằm trong danh sách chính sách tài khóa của nhà nước gồm: năng lượng, điện, gas, xăng,..Sự biến động giá cả hàng hóa tỷ lệ thuận với sự biến động và rủi ro đối với chứng khoán mà nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu đó.
- Rủi ro mô hình: Rủi ro mô hình gắn liền với các yếu tố về kỹ thuật trên biểu đồ của thị trường. Tùy vào mỗi cá nhân, nhà đầu tư lựa chọn những phương pháp đầu tư phù hợp nhờ vào phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường chứng khoán không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào cả. Vì thế, thị trường khó tránh khỏi những tác động bởi nhiều yếu tố khác.
- Rủi ro lạm phát và lãi suất: Rủi ro này xuất hiện khi chính phủ điều chỉnh lãi suất khiến cho các mức kỳ vọng về lợi nhuận của chứng khoán cũng bị biến động. Giá cổ phiếu luôn tỷ lệ nghịch với lãi suất trên thị trường. Tức là khi giá cổ phiếu tăng thì lãi suất giảm và ngược lại. Khi nền kinh tế đang lạm phát sẽ làm cho giá trị đồng tiền bị thay đổi và mất giá. Từ đó, tác động lớn đến mức lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư trong tương lai.
- Rủi ro thanh khoản: Điểm nổi bật của chứng khoán đó là tính thanh khoản. Có nghĩa là khả năng chuyển đổi từ cổ phiếu sang tiền mặt hoặc ngược lại. Rủi ro thanh khoản xảy ra khi có sự thay đổi của điều kiện giao dịch gây bất ổn đến chứng khoán. Ngoài ra, tính thanh khoản và khối lượng giao dịch tỷ lệ thuận với số lượng chứng khoán. Hiểu đơn giản là nếu khả năng thanh khoản và khối lượng giao dịch cao thì số lượng chứng khoán cao và ngược lại.
Rủi ro phi hệ thống
Đây là dạng rủi ro xảy ra tùy thuộc từng ngành và lĩnh vực riêng lẻ. Khác với rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một nhóm nhà đầu tư nhất định trên thị trường chứng khoán. Khi nhà đầu tư gặp phải rủi ro phi hệ thống thì họ có thể tránh bằng việc phân tích và nhận diện chúng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức có được.
Rủi ro phi hệ thống được chia thành 5 loại:
- Rủi ro xếp hạng: Việc xếp hạng hay đánh giá đều xuất hiện trong bất kỳ lĩnh vực nào. Rủi ro này xuất hiện khi có sự thay đổi về thứ hạng của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực. Chẳng hạn như, khi thứ hạng của doanh nghiệp đó càng cao khiến giá cổ phiếu biến động theo.
- Rủi ro lỗi thời: Sau nhiều năm hoạt động, nếu các doanh nghiệp không bắt kịp xu thế hay phát triển phù hợp với thời đại thì sẽ lỗi thời. Khi một doanh nghiệp hoạt động ổn định nhưng không có đổi mới sẽ khiến doanh nghiệp tụt hậu và bị các đối thủ vượt mặt dễ dàng. Từ đó, cổ phiếu của những doanh nghiệp này cũng bị sụt giảm.
- Rủi ro kiểm toán: Trong quá trình kiểm toán để đánh giá nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp không sử dụng hiệu quả. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không mang lại lợi nhuận khiến doanh nghiệp bị thiệt hại. Điều dễ hiểu xảy ra đó là giá trị cổ phiếu bị giảm.
- Rủi ro truyền thông: Trong làm ăn kinh doanh, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực là lẽ đương nhiên. Vì thế, uy tín và hình ảnh của một doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng xấu bởi đối thủ và những tin tức xấu. Điều này cũng khiến cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp nhanh chóng tụt giảm.
- Rủi ro pháp lý: Ngăn ngừa gian lận và nâng cao tính minh bạch trong thị trường, nhà nước đã luôn điều chỉnh những quy định nghiêm khắc về vốn và những luật lệ liên quan đến chứng khoán. Nếu nhà đầu tư và các doanh nghiệp phát hành không nắm rõ những luật này sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về pháp lý do nhà nước ban hành.
Cách quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán hiệu quả
Bất cứ nhà đầu nào khi đầu tư chứng khoán cũng cần phải học cách quản trị rủi ro đầu tư để giúp giảm thiểu thiệt hại khi đối mặt với những rủi ro. Tuy nhiên, dựa vào kinh nghiệm và kiến thức của mỗi nhà đầu tư để lựa chọn những giải pháp quản trị phù hợp.
Xác định khẩu vị rủi ro
Mỗi nhà đầu tư sẽ có những khẩu vị rủi ro khác nhau. Có người có thể chấp nhận rủi ro để có thể đạt được những lợi nhuận kỳ vọng và ngược lại có người thì chỉ muốn ổn định và an nhàn theo mục tiêu lợi nhuận họ đặt ra. Nếu nhà đầu tư chấp nhận rủi ro lớn thì có thể đầu tư vào công ty start-up và cổ phiếu small caps. Việc này sẽ tăng khả năng thu được lợi nhuận lớn. Khi xác định được khẩu vị rủi ro của bản thân nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu để đầu tư một cách hiệu quả và phù hợp nhất.
Tìm hiểu kỹ về thị trường
Những nhà đầu tư F0 mới tham gia vào thị trường cần phải trau dồi kiến thức và tìm hiểu kỹ về thị trường để giảm thiểu ro không đáng có. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá, các yếu tố và chỉ số có thể thao túng thị trường là cần phải tìm hiểu kỹ và cẩn thận.
Nghiên cứu kỹ cổ phiếu trước khi đầu tư
Nhà đầu tư cần cẩn trọng và nghiên cứu kỹ cổ phiếu trước khi đưa ra quyết định mua cổ phiếu. Bạn cần phải trả lời câu hỏi: tại sao cổ phiếu đó lại hấp dẫn để mua? Các nhà đầu tư có thể tham khảo những trường phái đầu tư để lựa chọn cho bản thân một phương pháp đầu tư phù hợp với bản thân. Đặc biệt, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm ra cổ phiếu tốt trước khi đầu tư.
Theo dõi sát sao các khoản đầu tư
Thị trường chứng khoán tại Việt Nam chịu ảnh hưởng tác động cả tình hình kinh tế vĩ mô và tin tức từ kinh tế thế giới. Thị trường tài chính và các doanh nghiệp luôn luôn vận động và thay đổi mỗi ngày. Chính vì thế, nhà đầu tư cần dành nhiều thời gian quan sát, phân tích và đánh giá tác động lên hoạt động kinh và thị trường chứng khoán.
Nếu nhà đầu tư chịu khó theo dõi các tin tức và lựa chọn những nguồn tin tức chất lượng để đọc và tìm hiểu thì sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh danh mục và tránh thua lỗ hay sinh lời từ những thông tin trên.
Đa dạng hóa danh mục
Một câu nói luôn được nhắc đến khi tham gia đầu tư: “Không được bỏ hết trứng vào cùng một rổ”
Việc đa dạng hóa danh mục sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu sự tác động của một cổ phiếu lên cả danh mục. Giả sử, một cổ phiếu chiếm 80% danh mục và giá cổ phiếu giảm 30% thì tổng tài sản của nhà đầu tư mất gần một phần tư và bạn cần phải kiếm lời 33% đề bù lỗ 25% trước. Tuy nhiên, nếu cổ phiếu đó chỉ chiếm 15% danh mục, khoản lỗ chỉ gần bằng 5% và khi các cổ phiếu khác cổ phiếu sinh lời sẽ làm giảm tác động của cổ phiếu này lên toàn bộ danh mục.
Một điều cần lưu ý, đa dạng hóa danh mục không hoàn toàn loại bỏ rủi ro. Thay vào đó, việc đa dạng hóa danh mục sẽ làm giảm tỷ lệ rủi ro đi đáng kể của một cổ phiếu riêng lẻ và đồng nghĩa là đưa danh mục về tương ứng mức rủi ro hệ thống.
Đầu tư có kỷ luật
Khi nhà đầu tư tuân theo những kỷ luật đưa ra sẽ giúp nhà đầu tư rút ngắn con đường đến đầu tư thành công rất nhiều. Nếu nhà đầu tư đưa ra các quyết định tuân theo nguyên tắc đề ra sẽ hạn chế rất nhiều khoản lỗ lớn và dễ dàng định hướng đầu tư rõ ràng hơn.
Nếu nhà đầu tư thuộc trường phái đầu tư theo phân tích kỹ thuật thì bạn cần phải tuân thủ những tiêu chí kỹ thuật nghiêm ngặt. Khi cổ phiếu đó vi phạm tiêu chí thì nên hạ tỷ trọng hoặc bán đi cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro đáng kể. Có rất nhiều nhà đầu tư thấy cổ phiếu đã vi phạm các tiêu chí kỹ thuật nhưng vẫn cố chấp ngồi đợi cổ phiếu quay lại giá vốn ban đầu tuy nhiên trên thực tế nhiều cổ phiếu không thể quay về mức giá cũ và nếu quay lại thì cũng phải tốn nhiều năm.
Việc chấp nhận bán ra để chịu lỗ một khoản nhỏ còn hơn là ngồi hy vọng và chờ đợi mà phải nhìn nguồn vốn đang bị tụt giảm khiến bản thân xót và hối hận.

Tôi là Đặng Trọng Khang, người sáng lập & chia sẻ Phương Pháp Đầu Tư Chứng Khoán Theo LUẬT NHÂN QUẢ (Causality Investing). Một hệ thống mang tính ứng dụng rất cao và dễ dàng áp dụng, giúp mọi Nhà Đầu Tư đạt được thành công trong thị trường.