Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường “gấu”?

Nha dau tu nen lam gi trong thi truong gau 1

Trong đầu tư chứng khoán có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Trong đó một số thuật ngữ phản ánh được tình hình của thị trường trong một giai đoạn. Trong chứng khoán, thị trường gấu cũng là một thuật ngữ mà các nhà đầu tư nên đặc biệt quan tâm. Nhà đầu tư nên làm gì khi thị trường gấu xảy ra mới là tốt? Cùng đọc bài viết này ngay nhé!

1. Thị trường gấu là gì?

Thị trường gấu (Bear Market) là cách mà các nhà đầu tư gọi để ám chỉ việc thị trường chứng khoán đang xuống dốc, giá cổ phiếu liên tục giảm

Giai đoạn xuống dốc này sẽ diễn ra trong thời gian dài (ít nhất là từ 2 tháng). Sở dĩ nó có tên gọi như thế là vì được ví von so sánh. So sánh với hình ảnh của một cuộc tổng tấn công chí mạng từ trên xuống dưới của một bầy gấu. Thị trường gấu làm cho tâm lý của các nhà đầu tư cũng trở nên bi quan và tiêu cực

Nếu nói một cách đơn giản dễ hiểu hơn thì khái niệm này được cho là một thị trường giá xuống.

2. Nguyên nhân gây ra thị trường gấu

Có rất nhiều nhân tố gây ra thị trường gấu. Tuy nhiên nhân tố tác động lớn nhất là do sự tăng trưởng của nền kinh tế đang bị chậm lại và có xu hướng đi xuống. Một khi nền kinh tế đi xuống thì ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người dân. Kèm theo đó là, tỷ lệ việc làm, năng suất sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm. Đây cũng chính là lúc mà thị trường con gấu dễ dàng xuất hiện.

3. Đặc điểm nhận dạng thị trường gấu

3.1 Cung và cầu chứng khoán

Điều đầu tiên dễ nhìn thấy nhất là khi cầu lớn hơn cung. Điều này dẫn đến sự tụt giảm nghiêm trọng đến giá cổ phiếu. Vì khi cầu về chứng khoán thấp hơn rất nhiều so với lượng cung, đa số nhà đầu tư muốn bán chứng khoán hơn là mua vào. Dần dần, giá cứ ngày một giảm mà ngày một lỗ. Đây là nguyên nhân dẫn đến thị trường gấu.

3.2 Tâm lý của nhà đầu tư

Tâm lý của nhà đầu tư là một yếu tố rất quan trọng đối với chứng khoán. Đặc biệt trong thị trường gấu, tâm lý của các nhà đầu tư thường tiêu cực. Chắc chắn rồi vì đâu ai tích cực nổi khi thị trường ngày một giảm. Hầu hết các nhà đầu tư đều muốn thoát khỏi thị trường, dịch chuyển dòng tiền của họ ra khỏi cổ phiếu. Để không bị lỗ thêm nữa. 

Thị trường có dấu hiệu đi xuống lại cộng thêm tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Điều này càng làm cho thị trường trượt dốc mạnh hơn rất nhiều.

3.3 Thay đổi trong các hoạt động kinh tế

Trong thị trường gấu, hầu hết các công ty không thể có dòng lợi nhuận cao. Điều này tuyệt nhiên sẽ ảnh hưởng tới việc định giá các loại cổ phiếu. Vì đa số đều dựa theo các chỉ số, chỉ tiêu cụ thể. Khi định giá giảm, kéo thêm những vấn đề tiêu cực khác phát sinh.

4. Làm sao khi bị thị trường bị gấu “vả”?

Khi đầu tư chứng khoán, nhiều lúc ta không thể tránh khỏi gặp thị trường gấu. Nhà đầu tư nên bình tĩnh và đưa ra những quyết định thật sáng suốt.

4.1 Kiểm soát cảm xúc

Như phân tích ở trên, nhà đầu tư có tâm lý tiêu cực khi thị trường gấu xuất hiện. Vậy nên điều quan trọng đầu tiên là phải biết cách kiểm soát cảm xúc. Vì nếu không kiểm soát được sẽ đưa ra những quyết định sai lầm. Ta rất dễ bán tháo cổ phiếu hoặc mua vào những cổ phiếu vừa tăng trưởng nóng. Điều này thực sự rất nguy hiểm. 

Theo kinh nghiệm của William O’Neil, cách tốt nhất để hạn chế giao dịch theo cảm tính là quy tắc. Hãy tự thiết lập nên các quy tắc giao dịch dựa trên việc nghiên cứu thị trường trong quá khứ. Chứ không phải từ cảm xúc hay định kiến cá nhân. Điều này có thể áp dụng trong các lĩnh vực, tình huống khác chứ không chỉ trong chứng khoán. Càng hiểu sâu về diễn biến thị trường trong quá khứ, ta sẽ càng dễ dàng nhận ra những cơ hội trong tương lai.

Đồng thời, để kiểm soát được cảm xúc và vượt qua giai đoạn khó khăn này, ta nên hạn chế đụng vào nó. Bằng cách hạn chế theo dõi danh mục đầu tư thường xuyên. Hoặc thậm chí đóng app đầu tư chứng khoán để chờ thị trường hồi phục. Mặc dù rất khó khăn nhưng hãy cố tập làm quen với những thói quen này.

4.2 Không trung bình giá hay bán tháo

Các nhà đầu tư thường chạy theo hiệu ứng FOMO. Tức mua ở mức cao trong sự hưng phấn của thị trường tăng giá. Đồng thời hoảng loạn bán ra ở mức thấp trong sự ảm đạm của thị trường giảm mạnh. Những hành động như bán ra khi thị trường đang giá xuống khiến nhà đầu tư có nguy cơ mất vốn.

Trong giai đoạn thị trường gấu, nhà đầu tư không margin. Việc cần làm là hạ tỷ trọng margin và nâng cao tỷ trọng tiền mặt. Để có thể giữ an toàn tài khoản và bảo vệ vốn.

Ngoài ra, trong giai đoạn giá xuống, nhà đầu tư F0 không nên bắt đáy, trung bình giá hay bán tháo giá. Mặc dù làm thế để thu hồi số vốn còn lại, những đây không phải “cắt lỗ”. Vì điển hình của thị trường gấu là thế, có thể rẻ và rẻ hơn. Cũng có thể nhanh chóng hồi phục.

4.3 Cân bằng lại danh mục đầu tư

Một trong những nguyên tắc của đầu tư là “không bao giờ bỏ tất cả trứng vào chung một giỏ”. Đây cũng là một điều đặc biệt quan trọng trong thị trường gấu.

Để giảm thiểu tổn thất, nhà đầu tư nên cân bằng lại danh mục đầu tư. Cần phân bổ vào các loại tài sản khác nhau. Theo Investopedia, nhà đầu tư nên cân bằng lại danh mục đầu tư để tránh rủi ro. Chẳng hạn như kết hợp 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu. Cách này là một chiến lược đầu tư thận trọng và mang lại tiềm năng sinh lời trong dài hạn. Không những trong thị trường gấu mà trong tất cả các loại thị trường. 

4.4 Lên kế hoạch đầu tư dài hạn

Rất cần thiết để xây dựng một kế hoạch đầu tư mang tính chất lâu dài, nhất quán. Hình thức đầu tư trong thời gian dài (3 đến 10 năm) hoặc có khi là cả đời. Nhà đầu tư sẽ tập trung mua một vài chứng khoán để sinh lời trong thời gian dài. Sau đó có thể bán đi hoặc trở thành một phần của công ty. Mặc dù cũng có những rủi ro nhất định nhưng đây là biện pháp khôn ngoan và an toàn.

Trường hợp cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ có xu hướng rớt giá mạnh không có khả năng vực lại, bị đình chỉ giao dịch thì lúc này mới nên chuyển hướng. Việc xây dựng và phát triển các danh mục đầu tư không thay đổi rất quan trọng. Nó giúp cho các nhà đầu tư có một nguồn vốn sẵn có, lâu dài, đảm bảo an. Với chiến lược xây dựng danh mục đầu tư không thay đổi, cũng hạn chế nhiều rủi ro. Nhà đầu tư cần thường xuyên tái cân bằng danh mục nhằm đảm bảo tỷ trọng từng loại tài sản.

4.5 Đầu tư phòng thủ

Các cổ phiếu phòng thủ mang khả năng sẽ vượt qua giai đoạn thị trường gấu. Như các mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và tiện ích. Hay các công ty có bảng cân đối và kinh doanh chất lượng cao hơn. Bởi vì những công ty này thường có vị thế tài chính mạnh mẽ. Bao gồm lượng tiền mặt lớn để đáp ứng chi phí hoạt động. Vậy nên các công ty này có thể sớm phục hồi mạnh mẽ.

Nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn chiến lược đầu tư “săn cổ tức” (chủ yếu bằng tiền mặt). Bởi vì, cổ tức tiền mặt là một trong hai nguồn lợi tức chính của nhà đầu tư, bên cạnh lợi tức khi cổ phiếu tăng giá.

Ngoài ra, ta cũng có thể xem xét một tài khoản ủy thác được quản lý chuyên nghiệp, như một số quỹ mở. Khi thị trường gặp thách thức, các quỹ được quản lý chuyên nghiệp có thể có tiềm năng tốt hơn.

Thị trường gấu là một hiện tượng bình thường theo chu kỳ của chỉ số chứng khoán. Điều quan trọng để vượt qua được giai đoạn này là phải kiểm soát tốt được cảm xúc, nhìn khung thời gian đầu tư dài hơn. Đồng thời phải có sự kiên nhẫn. Bởi vì với một nền kinh tế có tăng trưởng thì chỉ số chứng khoán sẽ luôn tăng sau 10, 20 năm. Hy vọng bạn có thể học hỏi thêm được nhiều kiến thức từ bài viết nhé.

Kiến thức bổ sung:

>>Đăng ký và nhận tài liệu chứng khoán miễn phí: tại đây  

Rate this post
5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x