Trái phiếu là gì? 5 điều nhất định phải biết về trái phiếu

trai_phieu_la_gì (1)

Trái phiếu là loại chứng khoán được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng hiện nay. Để tìm hiểu chi tiết về trái phiếu thì hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!

1. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán nợ trong đó tổ chức phát hành (người đi vay) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền và một khoản lãi cố định được xác định trước theo thời gian quy định.

trai_phieu_la_gi (2)
Trái phiếu là gì?

2. Đặc điểm của trái phiếu

Đơn vị phát hành trái phiếu: chính là doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng và chính phủ.

  • Đối với người nắm giữ trái phiếu, thu nhập chính là tiền lãi.Thu nhập của trái phiếu còn được gọi là trái tức. Đặc biệt hơn, khoản tiền này được trả cố định mà không bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành. Khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì người nắm giữ trái phiếu sẽ được ưu tiên trả nợ trước những người nắm giữ cổ phiếu. Tuy nhiên, người nắm giữ trái phiếu không có quyền tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đối với đơn vị phát hành, họ sẽ có nhiệm vụ trả khoản lợi tức cho người nắm giữ và hoàn trả toàn bộ khoản tiền vay khi đến kỳ đáo hạn cho người nắm giữ.
trai_phieu_la_gi (4)
Đặc điểm của trái phiếu

3. Phân loại trái phiếu

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau và được phân loại tùy theo chủ thế phát hành, tính chất trái phiếu, lợi tức trái phiếu và phương thức đảm bảo.

trai_phieu_la_gi (3)
Phân loại trái phiếu

3.1 Phân loại theo chủ thể phát hành

Trái phiếu của doanh nghiệp: chủ yếu là những trái phiếu phát hành để tăng vốn cho doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Hơn nữa, trái phiếu doanh nghiệp khá đa dạng và nhiều lựa chọn để nhà đầu tư lựa chọn nắm giữ.

Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: Mục đích chính để phát hành trái phiếu của các tổ chức này chủ yếu là tăng nguồn vốn để hoạt động.

Trái phiếu của Chính phủ: Chính phủ là đơn vị phát hành uy tín nhất trên thị trường. Vì thế, trái phiếu Chính phủ có rủi ro thấp nhất. Mục đích phát hành trái phiếu nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu Chính phủ bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân và các tổ chức kinh tế – xã hội.

3.2 Phân loại theo tính chất trái phiếu

  • Trái phiếu chuyển đổi: Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu có thể đổi sang cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai theo một tỷ lệ nhất định được đơn vị phát hành quy định. Mặc dù trái phiếu chuyển đổi có lãi suất thấp hơn nhưng vẫn rất thu hút nhà đầu tư bởi tỷ lệ chuyển đổi vô cùng hấp dẫn.
  • Trái phiếu không chuyển đổi: thì ngược lại với trái phiếu chuyển đổi, nhưng đổi lại lãi suất cao hơn.

3.3 Phân loại theo lợi tức trái phiếu

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: Tức là lợi tức được xác định trước theo tỷ lệ (%) cố định được tính dựa theo mệnh giá.
  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi hay còn gọi là lãi suất thả nổi: Loại này sẽ có lợi tức được trả theo các kỳ nhưng giá trị khác nhau và được tình theo một lãi suất biến đối dựa trên một lãi suất tham chiếu có sẵn.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: khi nhà đầu tư mua những trái phiếu này sẽ không nhận được lợi tức, nhưng lại mua với giá thấp hơn mệnh giá hay còn gọi là mua chiết khấu và đến kỳ đáo hạn trái phiếu sẽ được trả đúng bằng mệnh giá.

3.4 Phân loại theo phương thức đảm bảo

Trái phiếu bảo đảm: khi đơn vị phát hành trái phiếu đảm bảo thì sẽ dùng một loại tài sản có giá trị làm vật đảm bảo. Nếu đơn vị phát hành phá sản hoặc giải thể thì trái chủ có quyền thu hồi và bán tài sản đó để lấy lại số tiền nhà phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường gồm:

Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Khi người phát hành trái phiếu thì họ thường đem đi ký quỹ số chứng khoán để dễ dàng chuyển nhượng mà họ sở hữu làm tài sản đảm bảo.

Trái phiếu bảo đảm bằng tài sản cầm cố: Khi nhà phát hành cầm cố một tài sản để đảm bảo khả năng thanh toán cho trái chủ thì những tài sản này thường có giá trị lớn hơn tổng mệnh giá của trái phiếu. Điều đó sẽ đảm bảo được quyền lợi cho trái chủ một cách an toàn.

4. Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

Đặc điểm

Cổ phiếu

Trái phiếu

Đơn vị phát hành Công ty cổ phần Chính phủ, doanh nghiệp và ngân hàng
Quyền lợi người sở hữu
  • Trở thành cổ đông của công ty và có quyền tham gia vào quản lý và điều hành hoạt động công ty
  • Được chia cổ tức dựa theo kết quả kinh doanh của người phát hành
  • Không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty
  • Được hưởng lợi tức cố định theo thời gian xác định mà không bị ảnh hưởng bởi tình hình hoạt động của người phát hành.
Thời gian sở hữu Không có thời gian xác định Có thời gian đáo hạn
Thứ tự ưu tiên khi đơn vị phát hành phá sản hoặc giải thể Không được ưu tiên và thanh toán sau cùng sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ Được ưu tiên trả trước cổ phiếu
trai_phieu_la_gi (5)
Phân biệt trái phiếu và cổ phiếu

5. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng

Theo Điều 15 Luật chứng khoán 2019 và khoản 2 Điều 19 theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP

Các điều kiện cháo bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

Điều 15. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng

Khoản 1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:

a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;

d) Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;

đ) Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu là 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;

e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

h) Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.

trai_phieu_la_gi (6)
Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng

Khoản 2. Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của công ty đại chúng bao gồm:

a) Đáp ứng quy định tại các điểm a, c, e, g, h và i khoản 1 Điều này;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;

c) Giá trị cổ phiếu phát hành thêm theo mệnh giá không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành tính theo mệnh giá, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành với cam kết nhận mua toàn bộ cổ phiếu của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số cổ phiếu còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành để hoán đổi, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;

d) Đối với đợt chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án của tổ chức phát hành, cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư phải đạt tối thiểu là 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Tổ chức phát hành phải có phương án bù đắp phần thiếu hụt vốn dự kiến huy động từ đợt chào bán để thực hiện dự án.

Khoản 3. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;

c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;

d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;

đ) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;

e) Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;

g) Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng;

h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;

i) Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

Theo khoản 2 Điều 19 theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Khoản 2. Tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:

a) Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc

b) Tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Rate this post