Tỷ lệ free float trong chứng khoán là gì?

Free float la gi

Phần lớn các nhà giao dịch đều yêu thích những công ty có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn. Ngược lại những mã cổ phiếu có tỷ lệ free float thấp lại ít khi được đầu tư hơn. Tại sao lại như vậy? Tỷ lệ Free float là gì? Và nó ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của nhà đầu tư. Cùng tìm hiểu bài viết để biết được câu trả lời nhé!

Tỷ lệ free float là gì?

Free float được gọi là cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Đây là thuật ngữ dùng mô tả những cổ phiếu hiện có sẵn để giao dịch trên thị trường. Trên thực tế, không phải tất cả những cổ phiếu đang lưu hành đều có thể tự do giao dịch. Có những trường hợp theo quy định của pháp luật không được tùy ý chuyển nhượng. 

Nhiều doanh nghiệp sở hữu số cổ phiếu lớn nhưng khối lượng giao dịch lại không nhiều. Bởi vì phần lớn cổ phiếu của doanh nghiệp đều nằm trong danh mục hạn chế.

Tỷ lệ free float là tỷ lệ phần trăm cổ phiếu chuyển nhượng tự do. Mô tả tỷ lệ lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.  

Ở đây, cổ phiếu đang lưu hành là số cổ phiếu của một công ty hiện do tất cả các cổ đông nắm giữ. Bao gồm: Các khối cổ phiếu do các nhà đầu tư tổ chức nắm giữ và cổ phiếu bị hạn chế do các cán bộ và người trong công ty sở hữu.

Cổ phiếu đang lưu hành được tính bằng công thức:

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành = Số lượng cổ phiếu đã phát hành – Số lượng cổ phiếu quỹ

Công thức tính

Số cổ phiếu tự do chuyển nhượng được tính bằng cách lấy cổ phiếu đang lưu hành trừ cổ phiếu bị hạn chế.

Cổ phiếu Free float = Cổ phiếu đang lưu hành – Cổ phiếu bị hạn chế

Tính tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng bằng công thức sau:

Tỷ lệ Free float = Số cổ phiếu tự do chuyển nhượng/ Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Ví dụ: Công ty A có 5 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Trong đó, 3 triệu cổ phiếu thuộc về cổ đông chiến lược nên bị hạn chế giao dịch. Theo công thức ta có, số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng là: 5 – 3 = 2 triệu cổ phiếu.

Vây tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng là= 2/5 = 0.4 = 40%

Ý nghĩa của Free float

Phản ánh đúng giá trị vốn hóa thị trường

Free float có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư chứng khoán và phân tích cổ phiếu một công ty. Thường được dùng để đánh giá vốn hóa thị trường. Nó chỉ bao gồm những mã cổ phiếu thực tế có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán.  Vì thế phản ánh tình hình chính xác hơn so với giá trị vốn hóa gốc.

Giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng giao dịch của một mã cổ phiếu

Như đã đề cập, free float là lượng cổ phiếu thực tế nhà đầu tư có thể mua hoặc bán trên thị trường. Nhờ đó giúp các nhà đầu tư đánh giá khả năng giao dịch của một mã cổ phiếu cụ thể.

Theo đó, số lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng quá ít là một tín hiệu tiêu cực. Đi kèm với đó là rủi ro đầu tư lớn, dễ bị thao túng phía sau. Vì số lượng giao dịch ít giá cổ phiếu dễ dàng điều chỉnh, thay đổi bởi các “đội lái”. Rủi ro thanh khoản của các mã chứng khoán có tỷ lệ free float thấp thường rất cao. 

Các nhà đầu tư tổ chức thích đầu tư vào các cổ phiếu có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn. Họ có thể thực hiện giao dịch lượng lớn cổ phiếu mà không ảnh hưởng nhiều đến giá của nó.

Cổ phiếu chuyển nhượng tự do cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Nó phản ánh sự biến động cổ phiếu của một công ty và tỷ lệ nghịch với sự biến động. Các công ty có free float lớn thường ít biến động và ngược lại.

Làm tròn tỷ lệ free float khi tính toán chỉ số

Trên thực tế, chỉ số tỷ lệ free float sẽ được thay đổi định kỳ trong vòng 3, 6 hoặc 12 tháng. Tỷ lệ này thay đổi đôi khi kết quả sẽ là những số lẻ, cần được làm tròn tránh việc nhiễu dữ liệu. Giúp nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt thông tin và đưa ra những phán đoán chính xác.

Theo đó, sở GDCK ban hành nguyên tắc làm tròn tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng như sau:

  • Với tỷ lệ free float ≤ 15% : Làm tròn lên theo bước 1%.
  • Với tỷ lệ free float > 15% : Làm tròn lên theo bước 5%.

Ví dụ :

  • Tỷ lệ free float của cổ phiếu A là 13.55%, khi tính toán chỉ số, cổ phiếu A sẽ có tỷ lệ là 14%.
  • Tỷ lệ free float của cổ phiếu B là 15.55%, khi tính toán chỉ số, cổ phiếu A sẽ có tỷ lệ là 20%.”

Những mã cổ phiếu có tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do < 5% sẽ bị khóa .

Cổ phiếu không được chuyển nhượng tự do khi nào?

Phần lớn cổ phiếu đều có thể chuyển nhượng tự do nhưng trong một số trường hợp cổ phiếu không được tùy ý giao dịch.

Cổ phiếu đang trong thời gian hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật: phát hành cho cổ đông sáng lập, phát hành riêng rẻ dưới 100 nhà đầu tư, phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ công nhân viên, cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của doanh nghiệp FDI khi chuyển sang công ty cổ phần và các trường hợp hạn chế chuyển nhượng khác theo quy định.

Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của cổ đông nội bộ công ty và người có liên quan

Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của cổ đông chiến lược

Cổ phiếu trực thuộc quyền sở hữu của cổ đông nhà nước

Cổ phiếu thuộc sở hữu của cổ đông lớn, ngoại trừ nắm giữ của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán (công ty quản lý quỹ và công ty chứng khoán) và quỹ đầu tư chứng khoán. Khi cổ đông lớn nắm giữ tỷ lệ dưới 4% mới không bị hạn chế chuyển nhượng.

Dựa vào thông tin trên, nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình trạng của các loại cổ phiếu. Từ đó đưa ra các phương án đầu tư hợp lý và hiệu quả nhất.

Tỷ lệ free float là một trong những thông số quan trọng giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn thêm kiến thức, kinh nghiệm về về đầu tư chứng khoán. Từ đó có được cho mình những quyết định đầu tư hiệu quả nhất.

Kiến thức bổ sung:

 

Miễn Phí Khoá Học Về Đầu Tư Chứng Khoán – Đăng Ký Miễn Phí Ngay Tại Đây.

Rate this post
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x